【bảng xếp hạng bóng đá vô địch pháp】Tiếp tục hộ đê biển Tây khẩn cấp
(CMO) Cơn bão số 2 đã qua, thế nhưng hệ luỵ mà nó để lại là hàng loạt điểm sạt lở dọc theo đê biển Tây. Những ngày qua, một số đoạn trên tuyến đê này tiếp tục bị sóng biển uy hiếp, áp sát thân đê, công tác hộ đê đang được thực hiện tích cực.
Trong số hàng loạt điểm sạt lở dọc theo tuyến đê biển Tây, hiện nay 3 điểm sạt lở được đánh giá là nghiêm trọng thuộc huyện Trần Văn Thời và U Minh. Cụ thể, đoạn T25-T29, dài 1.000 m; đoạn T29 - Khánh Hội, dài 500 m và đoạn bờ Bắc vàm Lung Ranh khoảng 200 m. Ðây là những đoạn chưa có kè chắn sóng bên ngoài, do đó, thân đê đang ngày đêm bị sóng biển đánh trực tiếp, nguy cơ xảy ra vỡ đê bất cứ lúc nào nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời.
Trở lại khu vực đê biển Tây đoạn từ vàm T25 hướng đến T29, dễ dàng nhận thấy có khoảng 1 km đang trong tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Chỉ thời gian ngắn, nhiều diện tích rừng phòng hộ đã bị sóng biển cuốn trôi, hiện còn lại rất mỏng, chỉ từ 25-40 m. Sạt lở diễn biến đặc biệt nguy hiểm và liên tục, không chỉ uy hiếp trực tiếp đến thân đê, đe doạ đến an toàn đê biển Tây, khu dân cư sinh sống tập trung vàm T25, ảnh hưởng trực tiếp vùng sản xuất lúa 2 vụ với diện tích khoảng 1.700 ha, 17.000 ha rừng sản xuất mà có nguy cơ ảnh hưởng hệ thống điện hạ thế, trường học.
Các đơn vị thi công tiếp tục gia cố thêm đá để hạn chế tình trạng sóng đánh trực tiếp vào thân đê. |
Tương tự, đoạn từ vàm T29 + 1.300 m hướng về vàm Khánh Hội cũng đang sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Ðoạn đê biển này tình hình sạt lở diễn biến rất phức tạp trong khoảng 700 m. Trong khi sạt lở đặc biệt nguy hiểm và liên tục nhưng đai rừng phía ngoài chỉ còn khoảng từ 7-20 m. Do đó, sạt lở đang đe doạ trực tiếp đến an toàn đê biển Tây, khu dân cư sinh sống tập trung vàm T29, khu dân cư tập trung vàm Khánh Hội, ảnh hưởng vùng sản xuất lúa 2 vụ với diện tích khoảng 1.200 ha, 17.000 ha rừng sản xuất. Ðồng thời, nếu tình trạng sạt lở này không được khắc phục, có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống điện trung thế và hạ thế, 1 trạm y tế, 3 trường học (trường Bông Hồng, Kim Ðồng và Lý Tự Trọng).
Ðó là 2 trong số hàng loạt điểm sạt lở hiện nay trên đê biển Tây. Ðể hạn chế và dần tiến tới khắc phục tình trạng sạt lở, thời gian qua, nhiều công trình, dự án bảo vệ đê, bảo vệ rừng phòng hộ đã được triển khai thực hiện. Nhiều gói thầu thi công kè hộ đê, thi công các khu dân cư, gia cố, bảo trì các đoạn đê thi công còn dang dở, gia cố thêm đá bên ngoài, để hạn chế sóng biển đánh vào bờ, bơm bùn tạo bãi trồng rừng... Tuy nhiên, theo Phó giám đốc Sở NN&PTNT Tô Quốc Nam, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa to, sóng lớn, vật tư đang có giá khá cao, một số gói thầu còn vướng giải phóng mặt bằng nên tiến độ thi công còn chậm. Sở đang chỉ đạo các nhà thầu, đơn vị thi công khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu, sớm đưa vào sử dụng.
Trước tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm trên, ngày 9/7 vừa qua, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1281/QÐ-UBND ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện các công trình, dự án xử lý sạt lở khẩn cấp đê biển Tây tỉnh Cà Mau. Trong quyết định nêu rõ, tiến hành xử lý, khắc phục sạt lở khẩn cấp bờ biển Tây, đoạn từ vàm T25 đến vàm Khánh Hội (với chiều dài khoảng 1.700 m) nhằm bảo vệ an toàn cho tuyến đê biển Tây, cũng như tính mạng, tài sản, đời sống và vụ mùa sản xuất của Nhân dân trong khu vực; tạo địa bàn ổn định dân cư.
Ngoài ra, trong quyết định còn giao Sở NN&PTNT khẩn trương lựa chọn đơn vị tư vấn, tổ chức lập phương án xử lý khẩn cấp, huy động lực lượng, vật tư xử lý tình huống sạt lở đoạn từ vàm T25 đến vàm Khánh Hội theo đúng quy định hiện hành. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 14 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Ðể khẩn trương khắc phục sạt lở bờ biển Tây, quyết định thống nhất chủ trương cho Sở NN&PTNT tạm ứng trước theo tiến độ từ quỹ phòng, chống thiên tai để thực hiện. Khi các dự án xây dựng công trình khẩn cấp được duyệt và bố trí vốn theo Luật Ðầu tư công, yêu cầu Sở NN&PTNT hoàn tạm ứng theo quy định.
Với 3 mặt giáp biển và có chiều dài bờ biển khoảng 254 km, những năm qua, Cà Mau là địa phương đang gánh chịu tác động nặng nề do thiên tai và BÐKH diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt trong mùa mưa bão./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Dàn “xe tăng bay” của các cường quốc quân sự
- ·Pháp, Mỹ kêu gọi Iran kiềm chế trước biểu tình
- ·Cảnh báo các hình thức gian lận khoản vay và thẻ tín dụng
- ·Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- ·Thủ tướng: Tuyên Quang phải là hình mẫu về kinh tế lâm nghiệp
- ·Sẵn sàng đổi mới
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch FIFA
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Thủ tướng biểu dương VNPT đoàn kết trong cổ phần hóa
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Chính sách tài khóa, tiền tệ đang đi đúng hướng
- ·TTXVN và KPL trưng bày ảnh tư liệu quý về mối quan hệ Việt Nam
- ·Phát huy những kết quả của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 trên kênh nghị viện
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·AU phản đối Tổng thống Trump vì phân biệt chủng tộc
- ·Bộ Công Thương ưu tiên nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn với phát triển kinh tế chia sẻ
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Thủ tướng: Đảm bảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, yên lòng người dân