【kq cup uc】Khát vọng và khát vốn
(CMO) Thanh niên là lứa tuổi có nhiều khát vọng, mơ ước. Ở độ tuổi dám nghĩ dám làm, đa phần thanh niên nông thôn lại bị kiềm hãm ý tưởng bởi thiếu vốn hoặc phá sản vì thiếu kinh nghiệm sản xuất.
Bí thư Xã đoàn Hoà Tân, TP Cà Mau Phạm Vũ Linh cho hay, những mô hình khởi nghiệp của thanh niên trong những năm gần đây đều thất bại. Bởi với nguồn vốn được hỗ trợ bao gồm có quỹ tương trợ của Thành đoàn, nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH với lãi suất thấp hoặc không lãi suất chỉ tạo động lực cho thanh niên dám thực hiện mô hình kinh tế ở thời gian đầu khởi nghiệp. Nhưng do nguồn vốn không nhiều mà thanh niên ở độ tuổi từ 16-30 lại thiếu kinh nghiệm trong sản xuất. Thế nên, bước đầu thất bại xem như là phá sản cả lý tưởng đến kinh tế, bởi cơ hội tái vốn dường như là không thể. Bởi lẽ không phải ai cũng đủ bản lĩnh để vượt qua những thử thách ban đầu trên con đường lập nghiệp".
Anh Phạm Vũ Linh, Bí thư Xã đoàn Hoà Tân cần sự hỗ trợ về vốn để tái sản xuất mô hình nuôi sò huyết. Ảnh nhân vật cung cấp |
Anh Phạm Vũ Linh cho hay, chính bản thân anh cũng phải tạm gác lại khát vọng lập nghiệp của mình ngay sau những thất bại đầu tiên từ mô hình nuôi sò huyết.
Thực tế, đa phần thanh niên sau khi nhận được nguồn vốn đều chăm chỉ, siêng năng, cần cù lao động, tăng gia sản xuất nhưng họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên cũng chính là vốn. Phần vốn vay được chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của thanh niên, hơn nữa, họ không thể vực dậy nếu trong quá trình chăn nuôi, sản xuất gặp khó khăn, dịch bệnh, mất mùa...
Về phía gia đình, thanh niên mới khởi nghiệp rất khó động viên, thuyết phục để gia đình giao đất, hỗ trợ nguồn vốn... Chính vì vậy, thanh niên nông thôn hiện nay đa phần mang tư tưởng thích đi làm ăn xa, vừa tránh được những rủi ro gặp phải, vừa có đươc thu nhập ổn định.
Khởi nghiệp ở nông thôn cứ tưởng là dễ nhưng không hề dễ. Ở nông thôn, hầu hết đều dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nhưng là làm chung với gia đình, hoặc được gia đình hỗ trợ, tuy nhiên, số đó không nhiều. Bởi thế, nhắc đến khởi nghiệp, đa phần thanh niên mang tâm lý e dè, sợ thất bại.
Bí thư Xã đoàn Hoà Tân, TP Cà Mau Phạm Vũ Linh thông tin thêm: “Nhiều thanh niên có ý tưởng rất tốt, mới mẻ, nhưng khi bắt tay vào thực hiện mô hình thì hiệu quả không cao hoặc bước đầu thất bại. Nguyên nhân chính là do họ thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất và sự am hiểu về thị trường tiêu thụ cũng như quy luật của thị trường trong quá trình phát triển các mô hình. Cụ thể như mấy năm gần đây, mô hình nuôi rắn ri tượng, cá kèo, sò huyết của thanh niên xã Hoà Tân đều “phá sản”. Hầu hết hết vốn bỏ cuộc, thoái lui và rời địa phương để làm ăn xa”.
Ngán ngẫm câu chuyện khởi nghiệp ở địa phương, anh em Nguyễn Tiểu Long và Nguyễn Tiểu Phụng (ấp Bùng Binh 2, xã Hoà Tân) đều quyết định đi làm ăn xa. Anh Nguyễn Tiểu Long bộc bạch: “Gia đình tôi làm nghề nuôi trồng thuỷ sản. Thời gian đầu, hai anh em khởi nghiệp với mô hình nuôi tôm trải bạc nhưng không hiệu quả. Lo lắng vì nguồn vốn gia đình hỗ trợ cho thực hiện mô hình không hề nhỏ nên cả hai anh em ngại gây dựng lại mô hình. Thế nên chúng tôi quyết định đi làm ăn xa. Tính hết khoản chi, mỗi tháng chúng tôi gửi về gia đình khoản 10 triệu đồng để bù lại số tiền đã khởi nghiệp thất bại trước đó".
Ðã có nhiều diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh với thanh niên, giữa doanh nghiệp với thanh niên và câu chuyện khởi nghiệp luôn là tâm điểm, thu hút sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên. Bí thư Xã đoàn Hoà Tân Phạm Vũ Linh đề xuất: "Ðể tạo cơ hội cho thanh niên khởi nghiệp, cần quy hoạch, mở lớp dạy nghề theo vùng phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương. Ví dụ như xã Hoà Tân, xã Hoà Thành, xã Ðịnh Bình vùng nước mặn, tôi thiết nghĩ nên mở lớp dạy nghề nuôi, trồng phù hợp với địa hình nước mặn, gắn với dự báo thị trường đầu ra sản phẩm. Trên hết, hỗ trợ nguồn vốn, kỹ thuật sản xuất cho thanh niên trong khoảng thời gian đầu khởi nghiệp"./.
Linh Trầm
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Nữ sinh gốc Việt đăng quang Hoa khôi tuổi teen tại Anh
- ·Lớp chính khóa tan từ 15h, không học thêm ai đón được con giờ này?
- ·Ý nghĩa từ chương trình "Hà Nội
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·Bốc thăm môn thứ 3 vào lớp 10: Gia tăng tình trạng học thêm, dạy thêm?
- ·Khám phá ngôi trường xứng tầm "nhà giàu" mà quý tử Barron Trump theo học
- ·Gần 100 người mẫu mặc áo dài lụa Hà Đông để quảng bá văn hóa Việt
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Bí quyết giành hàng loạt học bổng du học tiền tỷ của nam sinh Thái Nguyên
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·Việt Nam giành 24 huy chương Olympic toán và khoa học quốc tế 2024
- ·Vận động tiền tri ân 20/11: Giáo viên cũng nặng lòng...
- ·Tạo đột phá về thể chế để phát triển giáo dục và đội ngũ nhà giáo
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Nghề thiết kế 3D: Khi công nghệ và nghệ thuật giao thoa
- ·Nam sinh trường Amsterdam giành học bổng 7 tỷ đồng đến Mỹ
- ·Đóng BHXH 10 năm, được trợ cấp hằng tháng trước khi nhận lương hưu
- ·Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
- ·Đại học Quốc gia TPHCM công bố đề thi minh họa thi đánh giá năng lực từ năm 2025