【keo nha kai 5】Gia tăng tình trạng mạo danh nhân viên ngân hàng, điện lực lừa đảo
Lừa đảo cho vay tín dụng thuận tiện
Nắm bắt tâm lý nhiều người dân có nhu cầu vay tiền online để phục vụ cuộc sống,n vikeo nha kai 5 các đối tượng đã giả danh cán bộ ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Với quảng cáo thủ tục thuận tiện, giải ngân nhanh trên mạng xã hội, nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.
Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 400 triệu đồng với thủ đoạn như trên. Cụ thể, ngày 2-10-2024, do có nhu cầu vay tiền online, chị N (sinh năm 1982, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) có lên mạng xã hội tìm hiểu và truy cập vào một trang web có thông tin vay tiền ngân hàng. Chị N nhắn tin vay 150 triệu và được một đối tượng hướng dẫn khai báo thông tin qua đường link.
Khi khai báo xong, đối tượng thông báo là khoản vay đã được duyệt, nhưng chưa rút được do bị sai tài khoản, muốn sửa lỗi sai đó phải nộp 15 triệu đồng. Chị N chuyển tiền xong, nhưng vẫn không rút được tiền. Lúc này đối tượng tiếp tục đưa ra nhiều lý do khác nữa để chị chuyển tiền mới được giải ngân. Tổng số tiền chị đã chuyển là gần 400 triệu đồng. Sau đó, chị N nhận ra mình bị lừa, nên đã đến cơ quan Công an trình báo...
Thủ đoạn chung của các đối tượng này là mạo danh nhân viên của các công ty tài chính, ngân hàng lớn để tạo lòng tin, sau đó yêu cầu người vay chuyển khoản đặt cọc hoặc trả trước một khoản tiền nhất định. Đối tượng dẫn dụ người dân bằng cách hứa hẹn khoản vay nhanh, không cần chứng minh tài sản, không kiểm tra tín dụng và thủ tục đơn giản. Tuy nhiên, sau khi đăng ký, họ yêu cầu người vay phải trả trước các khoản phí dịch vụ, phí hồ sơ, nhưng sau đó không giải ngân khoản vay.
Đối tượng yêu cầu người dùng tải ứng dụng cho vay tiền trực tuyến giả mạo được phát triển để đánh cắp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, thậm chí thông tin thẻ tín dụng. Người vay sau khi điền đầy đủ thông tin, không nhận được tiền vay và bị mất thông tin quan trọng. Một số dịch vụ cho vay online ban đầu hứa hẹn lãi suất thấp, nhưng khi giải ngân, các điều khoản thay đổi, lãi suất tăng cao bất ngờ, kèm theo các loại phí phạt vô lý. Sau khi người vay không thể trả nợ, các đối tượng lừa đảo sẽ đe dọa, khủng bố tinh thần bằng cách gọi điện liên tục, nhắn tin đe dọa, thậm chí bôi nhọ danh dự của người vay trên mạng xã hội.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên thận trọng và cảnh giác trước những quảng cáo cho vay tiền không thế chấp tràn lan trên mạng xã hội. Chỉ nên vay tiền từ các tổ chức tài chính, ngân hàng có uy tín và đã được cấp phép hoạt động; tránh xa các ứng dụng, website cho vay không rõ nguồn gốc hoặc không có thông tin liên hệ rõ ràng.
Khi sử dụng bất kỳ dịch vụ cho vay online nào, hãy tìm hiểu kỹ thông tin về công ty, đánh giá từ người dùng khác và kiểm tra trên các trang web chính thống hoặc báo chí để xác minh tính hợp pháp; đồng thời, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, không thực hiện giao dịch chuyển tiền cho các đối tượng lạ, không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm dưới bất kỳ hình thức nào... Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.
Cảnh giác chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực chiếm đoạt thông tin khách hàng
Hiện nay, tình trạng các đối tượng mạo danh nhân viên điện lực gọi điện, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để trục lợi hoặc có dấu hiệu lừa đảo xảy ra khá phổ biến, nhất là những trường hợp ở vùng sâu, vùng xa.
Về vấn đề này, Cục An toàn thông tin cũng khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo. Nếu nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn thông báo về việc nợ tiền điện, hãy kiểm tra lại thông tin trực tiếp từ công ty điện lực qua các kênh chính thức như website hoặc số tổng đài. Công ty điện lực thường không yêu cầu thanh toán gấp qua điện thoại hoặc chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.
Bên cạnh đó, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng hoặc bất kỳ thông tin cá nhân nào qua điện thoại, tin nhắn hoặc email nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc của thông báo. Nếu cần thanh toán hóa đơn, hãy truy cập trực tiếp vào website hoặc ứng dụng chính thức của công ty điện lực. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc công ty điện lực để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Hội Báo toàn quốc 2024 lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM
- ·Xử phạt nhà sản xuất động cơ Cummins do gian lận khí thải dòng xe bán tải Ram
- ·TP.HCM: Sở Xây dựng đề nghị quy hoạch lại quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Phát triển giao dịch trực tuyến đặt ra vấn đề thách thức đối với việc bảo mật an toàn thông tin
- ·Lưu ý một số thông tin về phòng vệ thương mại từ thị trường Việt Nam
- ·Đề xuất quy định tiêu chuẩn pháp chế viên
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Liên minh châu Âu chính thức thông qua Đạo luật kiểm soát AI đầu tiên trên thế giới
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Cảnh báo trang facebook giả mạo Cao đẳng Cảnh sát nhân dân để lừa đảo
- ·Backlink báo tại ClickOn Digital – Giải pháp cải thiện thứ hạng website cho doanh nghiệp
- ·NIC: Hành trình 5 năm tiên phong, dẫn dắt hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Gạo Việt ‘nghỉ tết’, gạo Thái Lan tăng giá ‘ầm ầm’
- ·Doanh nghiệp lớn cần tiên phong trong việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết bài toán tầm quốc gia
- ·Việt Nam được đánh giá cao trong các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·VinFast VF DrgnFly – xe đạp điện cá tính cho người Việt