【soi kèo panathinaikos】Dự án WB 6: Kết nối giao thông thủy phía Bắc với cả nước
đã kết nối vận tải thủy nội địa khu vực với vận tải ven biển,ựánWBKếtnốigiaothôngthủyphíaBắcvớicảnướsoi kèo panathinaikos phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm gánh nặng cho đường bộ vốn, tiết kiệm kinh phí duy tu, bảo dưỡng.
Dự án với tổng mức đầu tư 200 triệu USD
Theo ông Lê Huy Thăng, Tổng Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường thủy, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có mạng lưới đường thủy nội địa rất thuận lợi bao gồm các hệ thống sông Hồng và Thái Bình với khoảng hơn 3.000 km sông trung ương và sông địa phương có thể chạy tàu.
Hiện tại dù đang phải khai thác trong điều kiện tự nhiên là chính nhưng vận tải thủy nội địa vẫn đảm đương tới 30% tổng lượng hàng hóa (tấn - km) vận chuyển trong khu vực. Tuy nhiên, các cửa sông tại khu vực này có đặc điểm phù sa bồi đắp thường xuyên và không ổn định đang là một trở ngại cho việc phát triển giao thông thủy, thông thường chỉ cho phép tàu dưới 500 tấn ra, vào. Chính vì vậy, việc triển khai Dự án WB6 đầu tư xây dựng hạ tầng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc trên phạm vi 14 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Bắc Bộ với tổng mức đầu tư 200 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) 170 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 30 triệu USD là cực kỳ cần thiết.
Mục tiêu của dự án là ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến hành lang đường thủy chính, một số cảng chính và bến khách ngang sông thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, nhằm nâng cao năng lực, tính hiệu quả và an toàn cho hệ thống hạ tầng giao thông, góp phần giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức, góp phần phát triển kinh tế - xã hội…
Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là tuyến Hành lang đường thủy số 1 (Việt Trì - Quảng Ninh qua sông Đuống) trọng yếu của Đồng bằng Bắc Bộ, kinh phí đầu tư khoảng 60 triệu USD đã cơ bản hoàn thành góp phần thúc đẩy phát triển vận tải thủy giữa các khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Việt Trì, giúp cho các tàu (đặc biệt là tàu container) có thể vào sâu trong đất liền, hoạt động hiệu quả. Còn giai đoạn 2 cải tạo hành lang đường thủy số 3 (Hà Nội - Cửa Lạch Giang), thực hiện các công trình chỉnh trị sông, lắp đặt phao tiêu báo hiệu, trong đó tập trung đầu tư nâng cấp luồng qua Cửa Lạch Giang cho tàu 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn giảm tải đi qua, nâng cấp Cảng Việt Trì và Cảng Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
Khai thác hiệu quả hệ thống giao thông thủy
Cũng theo Tổng Giám đốc Lê Huy Thăng, cụm công trình cải tạo, chỉnh trị Cửa Lạch Giang vốn đầu tư 75 triệu USD là hạng mục chính của giai đoạn 2, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy khai thác hiệu quả hệ thống giao thông thủy nội địa khu vực và kết nối giao thông thủy nội địa khu vực với cả nước, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ sau 23 tháng triển khai, cụm công trình trên đã về đích trước 1 tháng so với kế hoạch với chất lượng công trình được đảm bảo, không tăng vốn đầu tư.
Cửa Lạch Giang hoàn thành đã giúp cho các tàu pha sông biển có thể vào sâu trong đất liền dẫn đến giảm chi phí vận chuyển, giảm gánh nặng cho đường bộ, giảm ô nhiễm môi trường.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, GTVT thủy nội địa là thế mạnh của nước ta nói chung và Đồng bằng sông Hồng nói riêng, là loại hình vận tải có nhiều ưu việt như vận tải khối lượng lớn, chi phí vận tải thấp, hạn chế ô nhiễm môi trường, qua đó giảm gánh nặng cho hệ thống đường bộ đang bị quá tải.
Chính vì vậy, những năm qua, Bộ GTVT đã quan tâm xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển GTVT thủy nội địa, tăng tỷ trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông thủy nội địa cũng như tạo hành lang pháp lý thông thoáng để huy động nguồn lực từ xã hội đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và vận tải thủy nội địa, góp phần phát triển hài hòa các phương thức vận tải.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cũng khẳng định, Dự án có ý nghĩa quan trọng giúp cho các tàu công suất lớn có thể tiếp cận được với đường thủy nội địa 24/24 giờ trong cả năm, giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng cường được sự dự báo chuỗi cung ứng, giảm chi phí hậu cần logistics. Đây là minh chứng cho những bước tiếp cận, đầu tư phát triển hạ tầng thích hợp, là tâm điểm của mối quan hệ đối tác lâu dài, bền vững giữa WB và Việt Nam.
P.V
(责任编辑:World Cup)
- ·Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- ·Sốc với công nghệ chế trà đá, trà chanh vỉa hè
- ·Gần 1 triệu thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp
- ·Giãn lộ trình tăng lương, tội phạm tham nhũng, ngân hàng gây bất bình
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·“Nền điện ảnh Việt Nam cũng rất hiếm tài năng”
- ·Thu hồi trang sức độc hại do Trung Quốc, Ấn độ sản xuất
- ·Miền Bắc nắng ấm, kết thúc đợt rét hại 20 ngày
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·10.000 lá cờ Olympic nhái bị thu giữ ở Anh
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Đề xuất người nghèo được kinh doanh ở vỉa hè
- ·Phó Cục Thuế Cần Thơ tự tử vì chuyện cá nhân
- ·Đóng cửa 132 trang web bán hàng giả, hàng nhái
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Hậu 20/11: Thầy giáo được tặng... bắp cải
- ·Quả đắng... bưởi Diễn
- ·Nước Mỹ tan hoang sau bão Sandy
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·Lương chuyên gia điện hạt nhân gấp 30 lần lương công chức