【kết quả bóng đá cup c2】Chiêu trò lừa đảo bủa vây tân sinh viên, các trường liên tục ra cảnh báo
Ngày càng xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo tân sinh viên,êutròlừađảobủavâytânsinhviêncáctrườngliêntụcracảnhbákết quả bóng đá cup c2 các trường đại học liên tục phát đi cảnh báo.
Hiện nhiều trường đại học phát đi cảnh báo, nhắc nhở tân sinh viên và phụ huynh cẩn trọng trước những tin nhắn lừa chuyển tiền học phí, tiền ký túc xá, nhằm trục lợi bất chính trong mùa tuyển sinh.
Trường Đại học Công Thương TP.HCMphát cảnh báo gấp về việc một số thí sinh nhận được tin nhắn nhập học từ tài khoản có tên được viết theo tên viết tắt của trường là HUIT.
Tin nhắn có nội dung: "HUIT - Chúc mừng bạn đã trúng tuyển chính thức. Mời bạn đến HUIT nhập học từ ngày 18/8 đến 17h ngày 27/8. Đồng thời, HUIT tặng ngay ưu đãi 3 triệu đồng dành cho 2.000 thí sinh nhập học sớm nhất". Đáng chú ý, link nhập học để tên là HUIT nhưng số điện thoại trong tin nhắn lại là của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF).
Trường Đại học Công Thương TP.HCM khẳng định, đây là tin nhắn lừa đảo.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF)sau đó lên tiếng đính chính, khi tin nhắn mang danh HUIT phía trên lại liên kết đến số điện thoại của UEF. Đại diện UEF khẳng định không có liên quan tới thông báo trên.
Nhà trường cũng gửi công văn tới Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) đề nghị điều tra và xử lý các đối tượng lan truyền thông tin lừa đảo nhập học. Đây là động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của tân sinh viên và ngăn chặn hành vi lừa đảo trên mạng xã hội.
Trường Đại học Mở TP.HCM phát cảnh báo về việc giả mạo tài khoản của trường yêu cầu thí sinh trúng tuyển chuyển học phí, hoàn tất thủ tục nhập học. Trường chỉ thu học phí tiền mặt với thí sinh trúng tuyển khi nhập học. Trường không nhận thanh toán học phí bằng hình thức chuyển khoản.
Trường Đại học Sài Gòn tiếp nhận thông tin một số thí sinh trúng tuyển nhận được tin nhắn yêu cầu đóng lệ phí nhập học với số tiền hơn 6,9 triệu đồng vào một số tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn. Trường này khẳng định, không chủ động gọi điện, gửi tin nhắn, thư điện tử đến thí sinh trúng tuyển để yêu cầu đóng lệ phí nhập học.
Nhà trường cảnh báo phụ huynh, thí sinh không thực hiện việc chuyển tiền khi tiếp nhận thông tin yêu cầu đóng lệ phí, học phí từ những kênh không chính thống của trường như qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử, các trang nhóm Zalo, Facebook không thuộc quản lý của nhà trường (không có dấu tích xanh). Thí sinh, sinh viên không chuyển tiền vào bất kỳ tài khoản cá nhân hay số tài khoản ngân hàng có tên chủ tài khoản nhận tiền không phải “trường Đại học Sài Gòn”.
Không chỉ lừa đảo học phí, trường Đại học Phenikaacho hay, ban quản lý ký túc xá của trường nhận được thông tin đang có một số tài khoản mạng xã hội giả danh giảng viên, nhân viên nhà trường lừa đảo mua bán suất ở tại ký túc xá. Nhà trường khẳng định không có việc mua bán, nhường chỗ ở này.
PhíatrườngĐại học Hàng hải Việt Namcũng phát đi cảnh báo lừa đảo đóng tiền ký túc xá dành cho tân sinh viên. Theo đó, trường nhận được phản ánh về việc một số đối tượng gửi tin nhắn yêu cầu sinh viên chuyển khoản để đặt cọc ký túc xá hoặc sử dụng các dịch vụ khác mà trường cung cấp.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam lưu ý đây là hình thức lừa đảo trực tuyến. Thí sinh tuyệt đối không chuyển khoản cho bất kỳ tài khoản cá nhân nào qua mạng vì những lý do khác nhau.
Trường Đại học Giao thông vận tải lưu ý, hiện xuất hiện một số đối tượng nhân danh cán bộ của trường kêu gọi tân sinh viên đăng ký phòng ở ký túc xá và phải chuyển khoản đặt cọc đến tài khoản cá nhân. Nhà trường khẳng định không cho đăng ký và chuyển khoản đặt cọc ở ký túc xá qua bất kì cá nhân nào.
TrườngĐại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCMcũng phát đi cảnh báo một số đối tượng không phải là cán bộ, chuyên viên, sinh viên của trường lập ra các nhóm tư vấn tuyển sinh mạo danh trường. Thí sinh không nghe và làm theo tư vấn của các nhóm mạo danh này, nhất là chuyển khoản học phí nhập học.
Ngoài ra, trường cũng lưu ý về những cuộc gọi mời tham gia các khóa học tiếng Anh, Tin học và việc làm thêm. Rất nhiều trong số này là các nhóm đa cấp, thí sinh cần cẩn trọng với những lời mời gọi này.
Trước khi công bố điểm chuẩn đại học năm 2024, nhiều trường đại học cũng đã ra cảnh báo các trang thông tin không chính thống để phụ huynh và tân sinh viên cảnh giác.
Các trường đại học khuyến cáo, phụ huynh và thí sinh không nên tham khảo các nguồn tin không chính thống và không nhấn vào các đường dẫn không thuộc về kênh chính thức của trường. Những lời mời gọi từ các nhóm lạ hoặc các cá nhân không rõ danh tính trên mạng xã hội cần được xử lý thận trọng để tránh bị lợi dụng hoặc đánh cắp thông tin.
Kim Nhung(责任编辑:La liga)
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Hàng ngàn người 'phủ xanh' phố đi bộ cổ vũ Đoàn Thể thao Việt Nam
- ·Toyota và Mazda đầu tư chéo, tiến gần tới thoả thuận hợp tác
- ·Yamaha Sirius và Honda Wave Alpha nên mua xe nào là tốt nhất?
- ·5 phút tối nay 5
- ·Chỉ 126 triệu đồng, chiếc xe ô tô giá rẻ của Nhật này có gì hay?
- ·iPhone 8: Không còn cảnh cháy hàng, người Việt rủ nhau mua iPhone 7
- ·xe máy giá dưới 20 triệu ở Việt Nam
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Những bất tiện khi sử dụng ô tô
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Giá gas tiếp tục giảm 10.000 đồng/bình từ 1/7
- ·Grab lên tiếng trước thông tin tăng phí ứng dụng GrabBike để bù lỗ hơn 400 tỷ
- ·Cận cảnh 2 mẫu ô tô giá rẻ chỉ từ 237 triệu đồng mới ra mắt của Suzuki
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Người Việt đang chịu gánh nặng thuế, phí lăn bánh khi mua ô tô như thế nào
- ·Giá vàng hôm nay ngày 23/8: Vàng ‘đổ dốc’, USD vọt tăng cao
- ·Rò rỉ hình ảnh mẫu SUV hạng sang Lexus LX 570 2018 bản đặc biệt trước khi ra mắt
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Ngắm Hạ Long từ trên cao: Điểm đến nào hút khách?