会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trận đấu vissel kobe】Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 'Bộ Văn hoá phải trở thành nhạc trưởng, chỉ huy văn nghệ sĩ'!

【trận đấu vissel kobe】Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 'Bộ Văn hoá phải trở thành nhạc trưởng, chỉ huy văn nghệ sĩ'

时间:2025-01-11 02:23:42 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:585次

Chiều 9/12,àthơNguyễnQuangThiềuBộVănhoáphảitrởthànhnhạctrưởngchỉhuyvănnghệsĩtrận đấu vissel kobe Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị lấy ý kiến và đưa ra các giải pháp quản lý nhà nước, phát triển văn họcvới sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật cùng đại diện Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Hội Nhà văn Việt Nam; Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương…

{ keywords}
 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.

Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, trên cơ sở dự thảo đề án Nâng cao năng lực về sáng tác và lý luận, phê bình văn học giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được Bộ giao Cục Nghệ thuật biểu diễn xây dựng từ năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch muốn mở rộng lấy ý kiến của các đại biểu để tìm ra giải pháp phát triển cả lĩnh vực văn học, nghệ thuật theo tinh thần chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa qua. Ông mong muốn sẽ có nhiều tác phẩm văn học để đời. 

Nói rồi có làm được không?

Phát biểu tại hội nghị, ông Vương Duy Biên - Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam thẳng thắn đặt câu hỏi "Trong tình thế này liệu có làm được không?".

Ông Biên lý giải, khi còn là Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ đã có rất nhiều đề án nhưng... vô nghĩa. "Cái cụ thể nhất là việc xây dựng cơ sở vật chất cho 4 lĩnh vực văn hoá trải dài 63 tỉnh thành với số tiền 11.000 tỷ đồng, Chính phủ ký xong dư luận kêu ca 'tiền đâu ra' thế là lại dừng. Rồi đề án quan tâm tới lĩnh vực văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số, lĩnh vực dân gian,... rất nhiều đề án chúng tôi xây dựng nhưng không thực hiện được. Cho nên, Bộ trưởng phải cân nhắc trong tình hình này, giả dụ Chính phủ có đồng ý thì chúng ta liệu có làm được không?", ông Vương Duy Biên thẳng thắn. 

Trong đề án này, ông Vương Duy Biên băn khoăn tiêu đề có cụm từ "Nâng cao năng lực". Ông đặt câu hỏi: Kể cả hết nhiệm kỳ này, chúng ta có nâng cao năng lực được không? Cơ chế chính sách và phát hiện tài năng như thế nào mới là điều ông Vương Duy Biên nhấn mạnh cần được quan tâm "chứ còn cứ: đẩy mạnh, tăng cường, phát huy thì chung chung lắm".

Từng là Thứ trưởng phụ trách mảng văn hoá nghệ thuật, ông Vương Duy Biên đưa ra 3 giải pháp để có thể phát triển văn học, trong đó, việc đầu tiên là phải thay đổi cách thức đặt hàng, phải thay đổi cách thức vận hành trại sáng tác. "Tôi từng đề xuất thay đổi cách thức đặt hàng nhưng về phần kinh phí lại gặp khó khăn. Ví dụ như một trại sáng tác dàn đều kinh phí ra, một năm có 15 văn nghệ sĩ đi trại, phần lớn các hội cử đi những bác lớn tuổi, có nhu cầu đi gặp gỡ giao lưu là chính, phần sáng tác vừa phải, thế nên các tác phẩm xuất sắc chưa có.

Vậy nên phải có hình thức đặt hàng khác, phải lựa chọn người có uy tín đặt hàng, chúng ta phải tin tưởng các nghệ sĩ đã thành danh, mạnh dạn đặt các tác phẩm theo yêu cầu của chúng ta. Phải mở trại sáng tác có yêu cầu cụ thể, viết theo cảm hứng thì không trúng vấn đề; phải có cú hích cho sáng tác như phải có hệ thông giải thưởng văn học, giải thưởng cho tài năng trẻ, văn học quốc gia,... hệ thống giải thưởng phải lớn, chứ bao năm qua bèo bọt quá", ông Biên nói.

Đồng quan điểm, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ - Giám đốc Bảo tàng Văn học Việt Nam cho rằng, 80% các nhà văn nhà thơ đi trại sáng tác giao lưu là chính, tác phẩm sáng tác ra cũng chỉ vừa vừa, tác phẩm lớn không có, đi trai 7 ngày với 15 ngày không kịp viết gì. "Nên có đầu tư lớn hơn hy vọng mới có tác phẩm lớn được", bà Thu Huệ nói.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng, việc phối hợp quản lý và thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cần chặt chẽ, hiệu quả, có chiến lược và phân công nhiệm vụ rõ ràng để hỗ trợ tốt nhất cho văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương cho rằng, cần xây dựng đề án phát triển văn học, nghệ thuật khái quát, đầy đủ, đáp ứng yều cầu của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu của đời sống, thực tiễn sáng tạo và quản lý văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. 

Khuyết tật về văn hoá sẽ có nhiều Lê Văn Luyện

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng, đầu tư cho văn hoá thì đừng... tiếc tiền. Ông nói: "Nhà thơ Nguyễn Duy, khi nhớ về mẹ mình đã khẳng định: Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn. Có nghĩa, một đứa trẻ lớn lên nhờ hai phần, sữa và lời ca tiếng hát - chính là văn học nghệ thuật. Đứa trẻ suy dinh dưỡng nhìn biết ngay, đứa trẻ què quặt tâm hôn thì không thể biết ngay được, và khi ta biết được nó đã thành Lê Văn Luyện mất rồi. Thế nên không thể tiếc tiền, không cân đo đong đếm khi đầu tư cho văn hoá".

{ keywords}
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam khẳng định, Hội nghị văn hoá toàn quốc và bây giờ là hội nghị này đã khiến những người làm việc trong lĩnh vực văn chương như ông vui mừng vì văn hoá đã được đặt lên tầm quan trọng, báo động vấn đề văn hoá. Trong đó, văn học và văn học nghệ thuật là vấn đề cốt lõi, quan trọng.

Cách đây vài năm chúng tôi có nhận lời đề nghị của các bậc phụ huynh rằng: Các ông hãy viết một cuốn cẩm nang có bao nhiêu cạm bẫy trong cuộc đời để khi bước ra, các con của chúng tôi biết để né tránh.

"Nhưng nói thật, chúng tôi viết cuốn cẩm nang có 1.000 cạm bẫy thì ra đời nó lại gặp cạm bẫy thứ 1001 và nó sẽ chết ngay ở cái cạm bẫy 01 đó. Chỉ khi chúng ta gieo vào những đứa trẻ chủ nghĩa nhân văn, mỹ học và bao nhiêu điều khác, chúng mới phân biệt được đâu là ác, đâu là thiện. Đó mới là cuốn cẩm nang xuyên thời gian, xuyên qua mọi thách thức, chúng sẽ vững bước trong cuộc đời, không bị sa ngã. Văn hoá chính là làm ra cuốn cẩm nang đó", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, đề án này của Cục Nghệ thuật Biểu diễn làm rất kỹ lưỡng nhưng nó không phải chỉ dành riêng cho một lĩnh vực văn học. "Bộ văn hoá không thể trở thành các hội văn học ở trong đó mà Bộ Văn hoá phải trở thành nhà chiến lược, nhạc trưởng, tổng chỉ huy. Bộ Văn hoá là người dựng ra đại lộ mà văn nghệ sĩ như là xe chuyển động trên đại lộ đó. Đại lộ đúng thì chuyển động đúng, đại lộ sai thì chuyển động sai, đại lộ quá hẹp thì chen chúc tắc đường, phải mang tính chiến lược. Chính vì thế, Bộ Văn hoá phải có đề án dài rộng hơn cho tương lai", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói. 

Tình Lê 

Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường

Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường

Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đánh giá Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp tới sẽ là sự kiện lịch sử.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
  • Thông tin mới nhất vụ sản phẩm Pate Minh Chay chứa chất gây ngộ độc
  • 'Thổi phồng' chất lượng và công dụng TPBVSK Đào Thi, lừa dối người dùng?
  • Tinh vi thủ đoạn 'phù phép' mã vạch, tem chống hàng giả trên sách giả
  • Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
  • Phát huy vai trò của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
  • Thu mua trôi nổi gần 20.000 loại mỹ phẩm bán kiếm lời bất chính
  • Hàng lậu, hàng giả tung hoành là do lỗ hổng quản lý?
推荐内容
  • TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
  • Cảnh báo các chất nguy hiểm đến sức khỏe trong khu bếp nhà bạn
  • Ngăn chặn hành vi sang mạn trái phép 1.100m3 dầu DO dầu trên biển
  • ‘Méo mặt’ vì mua vòng ngọc hóa vòng nhựa kém chất lượng trên mạng xã hội
  • Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
  • Hành vi buôn bán hàng kém chất lượng, hàng giả ngày càng phức tạp và tinh vi