会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【heerenveen đấu với feyenoord】PGBank trước khi đổi tên: Nợ xấu tăng, lợi nhuận đi lùi, 3 lần thay tướng chỉ trong vài tháng!

【heerenveen đấu với feyenoord】PGBank trước khi đổi tên: Nợ xấu tăng, lợi nhuận đi lùi, 3 lần thay tướng chỉ trong vài tháng

时间:2025-01-26 00:31:58 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:682次

PGBank trước khi đổi tên: Nợ xấu tăng,ướckhiđổitênNợxấutănglợinhuậnđilùilầnthaytướngchỉtrongvàitháheerenveen đấu với feyenoord lợi nhuận đi lùi, 3 lần thay tướng chỉ trong vài tháng

Quỳnh Chi

PGBank liên tục thay tướng trong bối cảnh tình hình kinh doanh của nhà băng này không mấy khởi sắc. Lợi nhuận đi lùi khi các nguồn thu sụt giảm trong khi nợ xấu lại tăng.

Đổi tên, thay tướng

Ngày 19/12, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định số 2346 về việc sửa đổi nội dung Tên Ngân hàng tại Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex.

Theo quyết định này, tên đầy đủ mới của ngân hàng là Ngân hàng Thương mại cổ phần Thịnh Vượng và Phát triển.

Tên tiếng Anh là Prosperity And Growth Commercial Joint Stock Bank.

Tên viết tắt là PGBank (tên viết tắt cũ là PG Bank).

Trước đó, PGBank đã xin ý kiến cổ đông về việc đổi tên thương mại và được chấp thuận. Nguyên nhân là do tên cũ gắn với cổ đông lớn trước đây là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex. Hiện nay, Petrolimex đã thoái vốn tại PGBank và Petrolimex đã yêu cầu PGBank chấm dứt sử dụng các nhãn hiệu thuộc sở hữu của Petrolimex trước ngày 31/12/2023. Do đó, việc thay đổi tên thương mại và bộ nhận diện thương hiệu mới của PGBank là cần thiết để phù hợp với tình hình hiện tại và định hướng tái cấu trúc của ngân hàng.

Ngoài ra, PGBank cũng thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính về Tòa nhà HEAC số 14-16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Trước đó, trụ sở ngân hàng đặt tại địa chỉ Tầng 16, 23, 24 Tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Không chỉ đổi tên, chuyển trụ sở, PGBank gần đây cũng đã thay tướng. Cụ thể, ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 (ngày 23/10) đã bầu ông Phạm Mạnh Thắng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

PGBank đã miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT  đối với Chủ tịch HĐQT Nguyễn Phi Hùng, Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tiến Dũng và các thành viên HĐQT gồm: ông Nguyễn Mạnh Hải, Oliver Schwarzhaupt và Nilesh Banglorewala. Đồng thời, bầu bổ sung 5 thành viên HĐQT bao gồm ông Đào Phong Trúc Đại, ông Phạm Mạnh Thắng, bà Đinh Thị Huyền Thanh, ông Vương Phúc Chính và ông Nguyễn Thành Lâm.

Đây là lần thứ 3 PG Bank thay đổi nhân sự cấp cao trong một thời gian ngắn. Đầu tháng 10/2023, HĐQT PG Bank thông báo nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đồng thời xin rút khỏi vị trí thành viên HĐQT của ông Nguyễn Phi Hùng. Nguyên nhân theo đơn từ nhiệm của ông Hùng là vì lý do cá nhân. Ông Hùng xin rút khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT dù mới được bầu vào vị trí này cách đây 3 tháng.

Trước đó, hồi tháng 7/2023, Hội đồng quản trị PG Bank đã miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT với ông Oliver Schwarzhaupt (quốc tịch Đức) theo nguyện vọng cá nhân của ông này. Thời điểm từ nhiệm, cựu Chủ tịch người Đức cũng mới chỉ ngồi “ghế nóng” 2 tháng.

Nợ xấu tăng, lợi nhuận đi lùi

PGBank liên tục thay tướng trong bối cảnh tình hình kinh doanh của nhà băng này không mấy khởi sắc. Lợi nhuận đi lùi khi các nguồn thu sụt giảm trong khi nợ xấu lại tăng.

Theo báo cáo tài chính quý 3, thời điểm 30/9, cho vay khách hàng tại PGBank đã tăng 4,9% so với đầu năm lên mức 30.485 tỷ đồng. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của nhà băng này lại đi xuống khi tổng nợ xấu tại thời điểm 30/9/2023 đã tăng 7% so với đầu năm lên mức 796 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 2,56% hồi đầu năm lên 2,61% vào cuối quý 3.

Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) giảm 22,5% so với đầu năm xuống 436,2 tỷ đồng, chiếm gần 55% tổng số dư nợ xấu. Nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh (nhóm 3) lại tăng gấp 2,8 lần đầu năm lên 177 tỷ đồng. Nợ nghi ngờ (nhóm 4) cũng tăng mạnh 53% so với đầu năm lên mức 182,9 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của PGBank đã giảm 2,4% so với đầu năm, xuống mức 47.833 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm 35% xuống 215 tỷ đồng; tiền gửi Ngân hàng Nhà nước giảm 50%, còn 425 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng đã tăng trở lại 9,1% so với đầu năm, đạt 34.098 tỷ đồng, trong đó tiền gửi cá nhân tăng 2.325 tỷ đồng trong khi tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm 513 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh quý 3, PGBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt gần 279 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ. Các nguồn thu ngoài lãi như lãi từ dịch vụ, lãi kinh doanh ngoại hối, lãi từ hoạt động khác đều sụt giảm mạnh, lần lượt ở mức 42%, 61% và 76% so với cùng kỳ. Dù giảm chi phí dự phòng giảm 26%, còn trích lập hơn 57 tỷ đồng nhưng PGBank chỉ lãi trước thuế gần 57 tỷ đồng, giảm 60% so với quý 3/2022.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, nguồn thu chính của PGBank là thu nhập lãi thuần tăng 10% so với cùng kỳ, lên hơn 959 tỷ đồng. Tuy nhiên, các nguồn thu ngoài lãi đều sụt giảm dẫn đến lợi nhuận cũng đi lùi. Lãi trước thuế 9 tháng đạt 360 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.