【xếp hạng costa rica】Những nhà giáo ưu tú tận tâm với nghề
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2022), gixếp hạng costa rica tôi có dịp trở lại thị xã Bình Long gặp gỡ 3 nhà giáo ưu tú đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục Bình Phước, để nghe thầy cô kể về chuyện nghề, chuyện đời của mình.
Ngày xưa cực khổ, đói kém nhưng mà vui
Người đầu tiên tôi gặp là Nhà giáo ưu tú Trần Thị Hiền, nguyên giáo viên Trường tiểu học An Lộc A. Là người đã gắn bó 34 năm với bục giảng, cô Hiền kể, vào nghề sư phạm từ năm 1976, được phân công về dạy học tại một điểm lẻ, toàn con em đồng bào dân tộc S’tiêng, thuộc xã Thanh Bình, nay là phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long. Vì mới giải phóng nên đây là địa bàn điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn mọi bề, học sinh không biết nói tiếng Kinh. Thế nhưng, với niềm đam mê nghề và cảm mến sự chân chất của học trò nghèo, cô Hiền càng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để bám trường, bám lớp. Để truyền được cái chữ cho các em, đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, cô đã giảng dạy bằng cả tấm lòng nhiệt huyết của mình, mong sao học trò nắm vững kiến thức. “Ngày ấy đi dạy vậy chứ mình cũng đi học đó, mình dạy tiếng Kinh cho các em, các em dạy mình tiếng dân tộc nên học trò cũng thích lắm. Dù cực khổ, đói kém nhưng mà vui” - cô Hiền nhớ lại.
“20-11, được gặp lại đồng nghiệp cũ là vui rồi. Tôi rất mong ngày đó, tôi đã may áo mới để mặc vào ngày họp mặt rồi” - Nhà giáo ưu tú Trần Thị Hiền chia sẻ
Yêu nghề, tận tâm với nghề, trong suốt quá trình công tác, cô Hiền đã đạt rất nhiều giải thưởng cao. Năm 2005, cô vinh dự đại diện ngành giáo dục tỉnh Bình Phước tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phong tăng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Năm 2010, cô xin nghỉ hưu. Hiện nhiều phụ huynh vẫn nhờ cô kèm thêm cho con em mình. Điều cô Hiền băn khoăn, trăn trở nhất là học sinh bây giờ “khổ” hơn ngày xưa do phải học quá nhiều, không có thời gian để vui chơi. “Ngày xưa không có lớp 2 buổi nên học sinh học 1 buổi, buổi còn lại học sinh yếu môn gì thì bổ sung kiến thức môn ấy, còn bây giờ học 2 buổi, nhưng vẫn phải theo chương trình đề ra nên phần yếu của các em không được bù đắp. Phụ huynh bây giờ cũng rất bận nên thường gửi cô nhờ bổ sung kiến thức vào buổi tối, vô tình tạo áp lực học hành, sức khỏe cho học sinh” - cô Hiền nói.
Dù đã nghỉ hưu, nhưng nhiều phụ huynh vẫn gửi con em đến Nhà giáo ưu tú Trần Thị Hiền để nhờ cô bổ sung thêm kiến thức
Mong thành lập hội giáo chức
Chia tay Nhà giáo ưu tú Trần Thị Hiền, chúng tôi đến thăm Nhà giáo ưu tú Phan Thị Thủy, nguyên giáo viên Trường tiểu học An Lộc B. Cô Thủy sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bến Tre. Năm 1977, sau khi tốt nghiệp sư phạm, cô được phân về công tác trong ngành giáo dục TP. Hồ Chí Minh. Năm 1988, cô theo chồng chuyển về Bình Phước lập nghiệp. 33 năm trực tiếp giảng dạy, được đánh giá cao về công tác chuyên môn, cô Thủy đã nhận về nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, năm 2006, cô vinh dự được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Cô Thủy trải lòng: “Nhà giáo ưu tú là danh hiệu cao quý, cả đời làm nghề ai cũng mong muốn có được. Tôi thực sự xúc động khi đạt được, bởi trong ngần ấy năm công tác, tôi đã làm việc bằng cả tấm lòng để thực hiện tốt vai trò của một nhà giáo”.
“Hai năm dịch Covid-19 không được họp mặt. Năm nay, được về dự ở trường, ở phòng giáo dục, gặp lại bạn bè, thầy cô và học trò chắc vui lắm” -Nhà giáo ưu tú Phan Thị Thủy cho biết
Dù đã nghỉ hưu, nhưng Nhà giáo ưu tú Phan Thị Thủy vẫn dõi theo sự phát triển của ngành. Điều cô trăn trở nhất là áp lực của các thầy, cô giáo trong thời buổi công nghệ số hiện nay. “Bây giờ việc dạy và học tốt hơn rất nhiều, thầy cô soạn giáo án bằng máy tính, trò được học bằng những thiết bị thông minh. Tuy nhiên, áp lực dạy học của giáo viên cũng rất lớn. Mặt khác, nhiều gia đình quá nuông chiều con, dẫn đến việc dạy dỗ của thầy cô với trò cũng khó” - cô Thủy tâm sự.
“Chỉ mong thành lập được hội giáo chức ở thị xã Bình Long, tập hợp những thầy cô giáo đã nghỉ hưu tham gia sinh hoạt” - Nhà giáo ưu tú Phan Thị Thủy mong muốn
Tài năng trong công việc, được đồng nghiệp mến mộ, tuy nhiên, đằng sau thành công, nụ cười hiền hậu ấy là những nỗi đau, mất mát rất lớn. Đó là năm 2008, trong một lần dẫn đoàn ra các tỉnh phía Bắc công tác, người chồng, người đồng nghiệp của cô là thầy giáo Trần Như Ý, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quang Trung đã ra đi vĩnh viễn. Nén nỗi đau, cô tiếp tục đứng lớp, tuy nhiên vì sức khỏe nên năm 2010 cô xin về hưu. Hiện cô chỉ mong thành lập được Hội giáo chức ở thị xã Bình Long để tập hợp những thầy, cô giáo đã nghỉ hưu tham gia sinh hoạt, ôn lại những kỷ niệm của nghề giáo, động viên nhau sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc.
Còn sức khỏe thì còn cống hiến
Đó là tâm huyết của Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước. Sinh ra và lớn lên ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, trước năm 1975, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am dạy học ngoài Bắc. Sau giải phóng, ông được điều động vào công tác trong ngành giáo dục tỉnh Bình Phước. Gắn bó, tâm huyết với ngành giáo dục tỉnh từ buổi đầu sơ khai, đến nay ông vẫn còn nhớ và lưu giữ nhiều ký ức. Ông cho biết, lúc còn là tỉnh Sông Bé, hệ thống cơ sở vật chất chủ yếu quan tâm đầu tư xây dựng ở khu vực phía Nam tỉnh - vùng trung tâm, còn khu vực phía Bắc, vùng sâu, vùng xa thì rất khiêm tốn. Lúc tách tỉnh (năm 1997), mạng lưới trường lớp ở Bình Phước rất khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Đội ngũ giáo viên cũng thiếu rất nhiều, toàn tỉnh chỉ có 3.854 giáo viên, thiếu hơn 1.000 người so với quy định. “Khó khăn là vậy nhưng được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bình Phước đã tập trung phát triển giáo dục, đào tạo giáo viên cấp tốc, kêu gọi giáo viên từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào. Tỉnh cũng đầu tư xây dựng hàng trăm phòng học, huy động các cháu ra lớp. Kết quả, sau 2 năm tái lập, Bình Phước đã được công nhận xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học” - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am kể lại.
“Cứ mỗi năm đến ngày 20-11, thầy cô giáo được họp mặt, được học sinh mới, học sinh cũ về thăm, các thầy cô càng thấy trách nhiệm của mình, phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn để cống hiến nhiều hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ” - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am
Sau 37 năm cống hiến trong ngành giáo dục, năm 2004, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am nghỉ hưu, rồi lại bắt tay ngay vào công tác khuyến học, giữ vai trò là Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh đến năm 2016. Cả cuộc đời ông đã làm theo lời dạy của Bác Hồ, đó là chăm lo việc học cho dân, góp phần tạo công bằng xã hội cho giáo dục. Với ông, thành quả lớn nhất chính là sự quý mến của phụ huynh, các thế hệ học trò và chất lượng giáo dục của Bình Phước ngày càng nâng lên.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am kể về những kỷ vật mà ông nhận được trong nhiều năm công tác
Ở tuổi 80, ông vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, vẫn đọc báo, xem truyền hình để dõi theo sự phát triển của ngành giáo dục Bình Phước. Ông nói, vượt qua bao khó khăn, giờ đây ngành giáo dục Bình Phước đã “cất cánh” vươn xa, trở thành tỉnh trong top đầu cả nước về chất lượng giáo dục mũi nhọn. Thành quả nổi bật đó, ngoài sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, còn có sự quan tâm đầu tư của cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn xã hội.
Ngày 20-11 đã đến, ông cũng như rất nhiều thầy, cô giáo đã nghỉ hưu rất mong được gặp lại đồng nghiệp cũ, học trò cũ để hàn huyên, tâm sự nhớ lại chuyện xưa và vui với những thành tích của ngành giáo dục hiện nay. “Tôi nói với anh em rằng, mình mong đến ngày 20-11 như trẻ con mong tết. Anh em dù xa xôi cũng cố gắng về thăm nhau, kể chuyện nọ chuyện kia, phấn khởi, vui mừng” - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am chia sẻ.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, xin gửi lời kính chúc các thầy, cô giáo thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và tiếp tục có những góp ý đối với thế hệ sau để sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Phước ngày càng phát triển.
(责任编辑:La liga)
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Cựu Phó GĐ Công an Hà Nội: ‘Cần xem xét những giọt nước mắt của Hoàng Văn Hưng’
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·Sửa quy định để bổ sung 5 vị trí trong công an có hàm cao nhất là thiếu tướng
- ·Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: HĐXX chỉ ra thủ đoạn của nhóm bị cáo nhận hối lộ
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Jakarta, bắt đầu chuyến thăm Indonesia
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Điều tra nghi án người phụ nữ ở Quảng Trị đổ xăng đốt tình nhân
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Bồi thường giá đất nông nghiệp để làm nhà ở thương mại sẽ thiệt thòi cho dân
- ·Giám đốc công an là người ngoài tỉnh mạnh dạn xử lý việc tồn đọng ở địa phương
- ·Giám đốc công an là người ngoài tỉnh mạnh dạn xử lý việc tồn đọng ở địa phương
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Xúc động hình ảnh CSGT thắp hương trước hài cốt liệt sĩ trên đường về quê
- ·Lãnh đạo công an tỉnh An Giang thăm cán bộ bị thương khi khống chế kẻ 'ngáo đá'
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Giám đốc Công an Đồng Nai: 60% người vay nặng lãi dùng vào việc không chính đáng