【bet bóng đá】Việt Nam ký kết thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ
Chiều ngày 22/10,ệtNamkýkếtthỏathuậnchitrảgiảmphátthảivùngBắcTrungBộbet bóng đá Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Ngân hàng Thế giới (WB) - cơ quan nhận ủy thác của Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) đã ký kết "Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ" (ERPA).
Với thỏa thuận này, Việt Nam chuyển nhượng cho FCPF 10,3 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 - 2024. FCPF sẽ thanh toán cho dịch vụ này là 51,5 triệu USD.
Phát biểu tại lễ ký kết, bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết, đây là khoản chi trả dựa trên kết quả thực tế. Các chỉ tiêu cơ bản làm cơ sở cho việc này đó là phải giảm được khí nhà kính tại khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Bộ NN&PTNT sẽ phải định kỳ báo cáo lượng giảm phát thải sau khi đã được xác nhận của cơ quan quốc tế độc lập thì sẽ nhận được các khoản thanh toán và sử dụng số tiền đó để đầu tư, quản lý rừng và đất rừng bền vững.
Bà Carolyn Turk nhấn mạnh, chưa bao giờ có một thỏa thuận quy mô lớn như vậy ở Việt Nam cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, đây không chỉ tạo nguồn tài chính chiến lược để đầu tư vào nông nghiệp mà còn thể hiện sự đóng góp quan trọng để đạt được các mục tiêu về giảm tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Thỏa thuận cũng mở cửa các hình thức tài chính các-bon quốc tế khác trong tương lai kể cả khu vực tư nhân, đây chỉ là nguồn tài chính đầu tiên được đưa vào Việt Nam.
Để ký kết thỏa thuận này, Việt Nam đã đáp ứng được những yêu cầu rất cao về kỹ thuật như: Năng lực đo lường, báo cáo về lượng phát thải theo chuẩn mực quốc tế, cũng như khả năng phân phối, chi trả các khoản cho các đối tượng được hưởng lợi ở các địa phương.
Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn phát biểu tại lễ ký kết. Ảnh: Khánh Linh |
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cũng cho biết, chi trả giảm phát thải dựa vào kết quả là tiếp nối quá trình chuẩn bị, sẵn sàng thực thi REDD+ (giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng các-bon rừng), tiến tới triển khai toàn diện về dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây cũng là thành quả của sự hợp tác giữa Việt Nam với FCPF và WB trong việc cùng nỗ lực thực thi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Thực hiện ERPA sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung mới, góp phần đầu tư cho các hoạt động giảm mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao thu nhập cho chủ rừng; đồng thời hướng tới hình thành thị trường tín chỉ giảm phát thải trong nước và quốc tế; góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững khu vực 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, Việt Nam sẽ thực hiện được cam kết này. Việt Nam mong muốn WB hỗ trợ trong việc tổ chức đánh giá, lượng hóa mà kết quả Việt Nam đã thực hiện trong năm 2018, 2019 để có thể sớm chi trả lần thứ 1 của thỏa thuận này. Tổng cục Lâm nghiệp sẽ là đầu mối triển khai các nội dung của ERPA, đồng thời xây dựng cơ chế thu – chi đảm bảo quyền lợi của những người bảo vệ và phát triển rừng.
Theo ERPA, thời điểm tính kết quả lượng giảm phát thải được tính từ 1/2/2018 (thời điểm Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ được Quỹ FCPF thông qua) đến 31/12/2024, được chia thành 3 kỳ báo cáo. Cụ thể, kỳ báo cáo thứ nhất từ 1/2/2018 - 31/12/2019 với lượng giảm phát thải tối thiểu 3 triệu tín chỉ giảm phát thải; kỳ báo cáo thứ hai từ 1/1/2020 - 31/12/2022 với 4 triệu tín chỉ giảm phát thải; kỳ báo cáo thứ ba từ 1/1/2023 - 31/12/2024 với 3,3 triệu tín chỉ giảm phát thải.
Sau mỗi kỳ báo cáo, WB thực hiện thẩm định/xác minh kết quả và thanh toán/chi trả kết quả giảm phát thải. Cụ thể, năm 2021 là 15 triệu USD, tương ứng với 3 triệu tấn CO2; năm 2023 là 20 triệu USD, tương ứng với 4 triệu tấn CO2 và năm 2025 là 16,5 triệu USD, tương ứng với 3,3 triệu tấn CO2.../.
Khánh Linh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Ăn bánh canh cá lóc, nhớ nhà muốn khóc
- ·Nhìn ra phía biển ngẫm lại chuyện xưa
- ·72 bệnh nhân nhi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh được tặng quà 1
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Tăng mức vay ưu đãi cho học sinh, sinh viên
- ·Công an Đồng Phú trao nhà tình thương cho hộ anh Điểu Son
- ·Ung thư cổ tử cung
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Công bố lộ trình triển khai bệnh án điện tử từ ngày 1/1/2018
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Vi phạm về chất lượng thuốc thú y sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng
- ·Na Uy lên kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu "xanh" nhất thế giới
- ·Ðậm đà gỏi khô cá cơm
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Bất cập trong quản lý vệ sinh thực phẩm
- ·Cao điểm bệnh sốt xuất huyết: Số ca bệnh ở miền Bắc tăng 400%
- ·Tầng ozone bảo vệ Trái Đất đối mặt với mối đe dọa mới
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính của ngành bảo hiểm