【bảng xếp hạng bóng đá y】Người tiêu dùng đang bị xâm hại quyền lợi như thế nào?
Số vụ người tiêu dùng khiếu nại vẫn ít hơn thực tế rất nhiều
Trong tổng số 1.193 vụ việc được tiếp nhận và xử lý qua tổng đài, thời gian có số lượng vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng nhiều nhất là vào tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 11 với các con số tương ứng 114, 130, 137 và 116 vụ việc.
Đặc biệt, kể từ sau sự kiện Lễ Công bố Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức vào tháng 3/2016, số lượng người tiêu dùng biết đến tổng đài của Cục ngày càng nhiều, nên vụ việc phản ánh lên tổng đài nhiều hơn thời gian trước.
Thống kê cho thấy, trong 1.193 vụ việc có 23,38% trường hợp phản ánh về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dung. Hành vi tiếp theo được yêu cầu tư vấn là bảo hành với tỉ lệ 22,96%, cung cấp thông tin với tỉ lệ 16,93%. Các trường hợp còn lại khiếu nại, phản ánh về giao kết hợp đồng (8,63%), bảo vệ thông tin người tiêu dùng (0,41%) và các hành vi khác (28%).
Ngoài ra, đối với các vụ việc tiếp nhận bằng văn bản, Cục Quản lý cạnh tranh cho hay, trong tổng số 374 vụ việc khiếu nại đến nay, Cục đã xử lý thành công hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý thành công 370 vụ việc (chiếm khoảng 99%). Còn lại 4 vụ việc khiếu nại còn lại hiện đang được phối hợp với các cơ quan liên quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng để giải quyết.
Theo đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh, trên thực tế, số vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng lớn hơn con số trên rất nhiều. Tuy nhiên, do tâm lý người Việt còn e ngại, chưa ý thức được việc tự bảo vệ quyền lợi cho mình nên còn bỏ qua khi bị xâm phạm.
Cũng theo thống kê, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là 2 thành phố có nhiều phản ánh, khiếu nại nhất về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (tương ứng 371 và 326 vụ việc). Hai thành phố này chiếm tỉ lệ phản ánh nhiều hơn hẳn so với các tỉnh, thành xếp sau đó như Bình Dương, Thanh Hóa, Đồng Nai, Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hàng tiêu dùng và điện thoại viễn thông bị kiện nhiều nhất
Cục Quản lý cạnh tranh cho biết thêm, thông qua tổng đài, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh nhiều nhất là hàng hóa tiêu dùng thường ngày, với 237 trường hợp (chiếm khoảng 19,86%), do tính chất tiêu dùng thường xuyên làm phát sinh nhiều vi phạm được phản ánh và hàng tiêu dùng là mặt hàng dễ bị làm giả, làm nhái nhiều nhất.
Bên cạnh hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, tổng đài cũng nhận được rất nhiều cuộc gọi phản ánh các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến nhóm “điện thoại, viễn thông”, với 166 trường hợp (chiếm 13,91%) và nhóm đồ điện tử gia dụng với 136 trường hợp (chiếm 11,4%). Trong đó, chủ yếu là việc tính phí các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động của các nhà mạng.
Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, năm 2016 nổi lên một số vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nghiêm trọng như vụ khiếu nại về việc mua hàng qua điện thoại của Công ty Thái Dương Xanh, vụ tranh chấp về số tiền đặt vé máy bay của hãng Air Asia, vụ khiếu nại về lãi suất vay tiêu dùng đối với các công ty tín dụng, vụ việc giao dịch liên quan giữa hai Ngân hàng SHB và Ngân hàng VP Bank, vụ việc “lỗi cá vàng” xe Mazda...
Đáng chú ý, thông qua các vụ việc khiếu nại, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổng hợp một số xu hướng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, điển hình như gửi thông tin thông báo trúng thưởng: Người tiêu dùng nhận được điện thoại hoặc email thông báo về việc trúng thưởng sản phẩm có giá trị, sau khi nộp một khoản tiền mới phát hiện sản phẩm trúng thưởng chỉ là hàng rẻ tiền, không bằng với giá trị phần tiền nộp thêm.
Bên cạnh đó còn có các hình thức như bán hàng không đúng như nội dung cam kết qua trang web, chương trình bán hàng trên tivi, facebook: Nhiều trang web bán hàng lợi dụng việc mua hàng qua mạng đã giao hàng không đúng như thông tin giới thiệu; Chính sách tư vấn thông tin không rõ ràng, gây hiểu nhầm trong cung cấp các dịch vụ tài chính tiêu dùng; Vụ việc ký hợp đồng vay tiêu dùng trả góp tại các công ty tài chính...
Theo dự báo, năm 2017, các hình thức xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng nêu trên sẽ tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu cặn kẽ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa... để tránh những thiệt hại không đáng có. Đồng thời, nếu bị xâm hại quyền lợi và không được giải quyết thỏa đáng, người tiêu dùng nên phản ánh đến cơ quan chức năng địa phương hoặc Cục Quản lý cạnh tranh./.
Tố Uyên
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Bạn trai có động thái gì sau khi Châu Bùi bị quay lén?
- ·'Streamer giàu nhất Việt Nam' đi làm đẹp hậu ly hôn Xoài Non
- ·Quyết định lịch sử của Hoa hậu Kỳ Duyên
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Ngọc Trinh có thái độ thế nào khi ngồi kế 'tình địch' của bạn thân?
- ·Thanh Hằng cảm ơn người nói lời công bằng với Hoàng Thùy
- ·Bạn trai có động thái gì sau khi Châu Bùi bị quay lén?
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Điều gì khiến Hoa hậu Ý Nhi bật khóc ngay tại họp báo?
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Lydie Vũ gặp thử thách khó nhằn khi mới nhập cuộc Miss Supranational
- ·Lệ Quyên có thi Miss Universe Vietnam 2024?
- ·Lộ video Midu phát biểu trong hôn lễ mật, ông xã có động thái chú ý
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Lê Hoàng Phương đọ sắc với Miss Grand International 2023
- ·Nam Em khoe nhan sắc xinh đẹp như 'thần tiên tỷ tỷ'
- ·H'Hen Niê diện áo trễ, khoe ngực đẫy đà trên tạp chí hàng đầu thế giới
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Nhan sắc cô gái đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Philippines 2024