会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【stoke vs】Những mảnh đời neo đơn!

【stoke vs】Những mảnh đời neo đơn

时间:2025-01-11 08:48:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:374次

Báo Cà Mau(CMO) Nhiều người nghĩ rằng, đến lúc về già sẽ cùng vui sống với người thân, được con cháu chăm sóc, phụng dưỡng. Vậy mà đâu đó vẫn còn nhiều người cao tuổi phải sống cô đơn, buồn tủi, hàng ngày phải tự nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc bản thân khi đã ở cái tuổi gần đất xa trời.

“Tại xã hiện có 976 người ở độ tuổi từ 60 trở lên, trong đó có 16 trường hợp thuộc diện khó khăn. Thời gian qua, công tác chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thực hiện khá tốt, tuy nhiên vẫn còn một số người già cô đơn, không con cái, người thân chăm sóc. Cuộc sống của các cụ chủ yếu dựa vào trợ cấp của Nhà nước nên đa phần còn gặp nhiều khó khăn”, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời Phan Văn Hơn chia sẻ.

Cô đơn tuổi xế chiều

“Tôi không có chồng con nên về già thấy buồn lắm, giờ sức khoẻ kém đi nhiều, không biết sống được bao lâu. Lúc đau yếu thì trông cậy vào đứa cháu ở kế bên. Thấy người ta con cháu đề huề mà tủi thân, nhưng nghĩ cuộc đời cho bao nhiêu thì mình hưởng bấy nhiều thôi”, bà Nguyễn Thị Huệ, ở ấp Đá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, bộc bạch.

Bà Huệ năm nay tuổi đã ngoài 70, sống cô đơn trong căn nhà nhỏ, hàng ngày mọi sinh hoạt bà đều tự tay làm. Bà Huệ trần tình: “Sống một mình riết cũng quen, lâu lâu có ai đến thăm tôi mừng lắm. Còn sức thì mình còn làm, không muốn phụ thuộc vào người khác. Hàng tháng Nhà nước trợ cấp được 405 ngàn đồng, già rồi nên không làm gì nổi, gạo thì hàng xóm cho, đồ ăn có đứa cháu phụ nên cũng sống được”.

Trong căn nhà nhỏ được Nhà nước hỗ trợ xây cất cách đây hơn 10 năm, mỗi ngày bà Huệ lủi thủi dọn dẹp, lau chùi. Thứ quý giá nhất trong căn nhà có lẽ là cái tủ thờ cha mẹ bà và người anh liệt sĩ. Cô đơn tuổi xế chiều nhưng bà Huệ không xem đó là bất hạnh, bởi bà nghĩ nhiều người khác còn bất hạnh hơn.

Với cách nghĩ không muốn người khác cực nhọc với mình nên còn sức tới đâu thì làm tới đó. Bà Huệ tâm sự: “Không làm được việc nặng thì làm việc nhẹ, công chuyện lặt vặt trong nhà cũng giúp mình vui hơn. Tuổi càng lớn kéo theo nhiều bệnh, lúc trái gió trở trời cơ thể lại đau nhức. Mấy năm trước phát hiện thêm bệnh gai cột sống, bệnh tim, huyết áp, giờ chỉ sợ bệnh nặng hơn mà nằm một chỗ thì tội cho đứa cháu”.

Bà Hai Tân (bên phải) tìm niềm vui bằng việc chăm sóc hoa màu và trò chuyện cùng những người bạn già.

Không có chồng con, bà Đào Hồng Tươi, 66 tuổi, ấp Cơi 5B, xã Khánh Bình Tây may mắn có đứa con gái “ngang hông” năm nay tuổi cũng hơn 30. 

Bà Tươi trải lòng: “Đời tôi không chồng con, may mà có đứa con nuôi, nhưng nó có chồng rồi, cuộc sống cũng túng thiếu nên chẳng giúp được gì. Đôi lúc nghĩ mình cô đơn những vẫn còn chị em, hàng xóm giúp đỡ, con nuôi và các cháu là niềm an ủi của tôi đến cuối đời”.

Một gia đình lớn

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh hiện đang chăm sóc, phụng dưỡng 56 cụ, trong đó có 18 cụ thuộc gia đình chính sách. Các cụ khi được đưa vào đây đều không con cái, không người chăm sóc, không nơi nương tựa. Tại trung tâm có 6 anh, chị nuôi chăm lo về ăn uống, cấp dưỡng, giặt giũ, theo dõi sức khoẻ các cụ. Hiện tại, trung tâm đang chăm sóc 20 cụ nằm một chỗ không có khả năng tự chăm sóc bản thân.

Bữa cơm chiều của các cụ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau thường diễn ra sớm. Tầm khoảng 15 giờ 45 phút là các chị nuôi đem cơm đến từng phòng, cụ nào còn khoẻ thì tự đi lấy. Những bữa cơm tuy đơn sơ nhưng ấm áp.

Vào sống ở Trung tâm Bảo trợ xã hội ngót gần 21 năm, bà Quách Thị Chao (Hai Tân, 83 tuổi) luôn tìm cho mình nhiều niềm vui cùng các cô nuôi, các cụ già ở đây.

Bà Hai Tân tâm sự: “Tôi vào đây từ năm 1997, sống ở đây riết quen rồi, tôi thương các cô nuôi như con cháu của mình, còn những bạn già nơi đây là người thân thuộc. Sống ở trung tâm được chăm lo đầy đủ, quan tâm, chăm sóc lúc bệnh hoạn, như vậy là tôi vui lắm rồi. Giờ già yếu, sống cũng không bao lâu nữa, vui ngày nào thì hưởng ngày đó thôi”.

Bà Hai Tân tham gia cách mạng khi tuổi đời còn rất trẻ, rồi bà lập gia đình. Nào ngờ cuộc đời bà ngang trái khi chỉ được làm vợ đúng 2 ngày thì chồng bà đi chiến đấu. Sau đó không còn gặp lại nhau nữa. Mãi đến khi hoà bình bà mới hay chồng mình mất do bệnh nặng.

“Cuộc đời mà, đâu ai đoán được điều gì, không ai nghĩ rằng cuối đời mình phải vào đây sống. Dù sống ở đây không bà con ruột rà, nhưng  tôi coi đây là gia đình. Mỗi ngày được chia sẻ, trò chuyện với những người bạn già, được trồng hoa màu, chăm sóc cây kiểng, đối với tôi đó là niềm vui, niềm an ủi”, bà Hai Tân bộc bạch.

Là "chị nuôi" tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh hơn 11 năm, chị Trương Thị Phụ, xã Định Bình, TP Cà Mau, chia sẻ: “Sống gắn bó, hiểu từng hoàn cảnh nên tôi rất thương mến các cụ. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng giống nhau là họ không được người thân chăm sóc, tôi càng thấy thương các cụ. Dù không phải là người thân thuộc nhưng tôi cố gắng quan tâm, chăm sóc chu đáo để các cụ có được niềm an ủi, động lực trong cuộc sống”./.

Hằng My

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
  • Đề xuất 37.000 tỷ làm 5 dự án BOT theo cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM
  • Việt Nam tăng nhập khẩu hạt điều từ thị trường Campuchia
  • Bộ Công Thương: Điều tra 7 vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh
  • Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
  • Clip bẩn đang bủa vây con trẻ
  • Giá heo hơi trong nước tăng kéo nhập khẩu thịt heo tăng trở lại
  • Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang EU tăng gần 33%
推荐内容
  • PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
  • Bộ Công Thương sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển ngành thép
  • Tiêu chuẩn chuyên môn và xếp lương ngạch công chức kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
  • Hàng loạt công trình vi phạm quanh điểm sạt lở vùi lấp ô tô ở Hà Nội
  • Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
  • Lời khai kẻ bắt cóc bé trai 7 tuổi, đòi tiền chuộc 15 tỷ đồng