【freiburg – mainz】Nét đẹp ngày giỗ Tổ
Theo thông lệ hằng năm, cứ đến ngày 12/8 (âm lịch) là các đoàn cải lương nói chung, Ðoàn Cải lương Hương Tràm nói riêng, long trọng tổ chức giỗ Tổ sân khấu cải lương. Bắt đầu từ năm 2010, ngày giỗ Tổ sân khấu cải lương 12/8 (âm lịch) chính thức được công nhận là ngày Sân khấu Việt Nam.
Theo thông lệ hằng năm, cứ đến ngày 12/8 (âm lịch) là các đoàn cải lương nói chung, Ðoàn Cải lương Hương Tràm nói riêng, long trọng tổ chức giỗ Tổ sân khấu cải lương. Bắt đầu từ năm 2010, ngày giỗ Tổ sân khấu cải lương 12/8 (âm lịch) chính thức được công nhận là ngày Sân khấu Việt Nam.
Ngày giỗ Tổ hằng năm là hoạt động tưởng nhớ Tổ nghiệp và các bậc tiền bối của loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương, đồng thời cũng là dịp để các thế hệ nghệ sĩ của đoàn gặp gỡ, thăm hỏi, ôn lại những kỷ niệm vui buồn của nghề hát.
Nghệ sĩ Quốc Tín, Trưởng Ðoàn Cải lương Hương Tràm, cho biết: “Những năm gần đây, lễ giỗ Tổ được tiến hành trọng thể, nhờ sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành văn hoá, thể thao và du lịch cũng như sự chung tay góp sức của các nhà hảo tâm, nhờ vậy anh chị em nghệ sĩ yên tâm lao động nghệ thuật”.
Các nghệ sĩ Đoàn Cải lương Hương Tràm biểu diễn trong đêm giỗ Tổ. Ảnh: QUỐC TÍN |
Nghệ sĩ Quốc Tín cho biết thêm: “Ngày giỗ Tổ năm nay, bên cạnh việc tổ chức giỗ Tổ theo thông lệ, Ðoàn còn tổ chức lồng ghép các hoạt động kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Ðoàn Văn công Cà Mau, tiền thân của Ðoàn Cải lương Hương Tràm và cúng giỗ tập thể cho các nghệ sĩ tiền bối đã hy sinh trong kháng chiến”.
Theo các nghệ sĩ lão thành, nghi lễ giỗ Tổ theo truyền thống được thực hiện rất nghiêm trang và theo trình tự chặt chẽ. Nghi lễ được tiến hành trong 2 ngày 11 và 12/8 (âm lịch). Trong đêm 11 diễn ra lễ cúng với các món chay: chè, xôi, hoa, quả. Sáng 12 là chính lễ với các món cúng mặn, gồm có heo quay, gà, vịt và các loại bánh trái…
Nghi thức đầu tiên là Lễ Xây chầu, sau khi các nghệ sĩ và quan khách tập trung đông đủ, người chủ trì lễ cúng cúi đầu trang nghiêm trước bàn thờ Tổ, xá 3 lần và đánh 3 hồi trống để thỉnh Tổ về. Tiết mục “Ðiểm hương” mở màn lễ cúng: một nam diễn viên mặc trang phục tướng, đóng vai Thiên Lôi, tay cầm nhang đã đốt sẵn múa theo nhịp trống và di chuyển đến bàn thờ Tổ, lần lượt cắm nhang trên các lư hương thờ; tiếp theo là tiết mục múa “Xang Nhật Nguyệt”, một nam diễn viên mặc mãng bào, đội mũ vua, tay cầm “Mặt Nhật” (tấm bảng vẽ hình mặt trời) và một nữ diễn viên mặc mãng bào, đội mũ phụng, tay cầm “Mặt Nguyệt” (tấm bảng vẽ hình mặt trăng) cùng múa theo điệu Âm Dương. Sau đó 3 diễn viên đóng vai Phước, Lộc, Thọ múa điệu “Tam hiền” cầu chúc những điều tốt đẹp; 5 người đóng vai Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ múa điệu “Ngũ hành” cầu quốc thái dân an; người đóng vai Võ Tướng múa điệu “Tứ Thiên vương” và sau cùng là múa Ông Ðịa, múa Lân.
Sau khi kết thúc phần nghi thức thì các nghệ sĩ, quan khách lần lượt đến thắp hương bàn thờ Tổ, khói hương nghi ngút hoà quyện với không khí trang nghiêm, ấm cúng, thể hiện ước vọng của người nghệ sĩ hướng về Tổ nghiệp, mong Tổ nghiệp phù hộ cho anh chị em nghệ sĩ dồi dào sức khoẻ, gặp thuận lợi trong các vai diễn, tránh được mọi điều khó khăn, bất trắc… Sau đó, các thế hệ nghệ sĩ sẽ “hát hầu Tổ”, mỗi người sẽ trình bày những đoạn, những câu hát hay nhất của mình để thành kính dâng lên Tổ nghiệp, như một hình thức tri ân.
Nghi lễ giỗ Tổ tại Ðoàn Cải lương Hương Tràm được tổ chức lồng ghép giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, có chương trình nghệ thuật ca ngợi công lao của Tổ nghiệp và hướng về chủ đề chung là hưởng ứng ngày Sân khấu Việt Nam.
Sân khấu cải lương là loại hình nghệ thuật tổng hợp, trước đây được xếp vào loại hình “Nghệ thuật thứ 7”, tức là đứng sau 6 loại hình nghệ thuật đã được nhân loại công nhận trước đó: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, múa và văn học (nghệ thuật ngôn từ). Dưới thời phong kiến còn bị xem là “xướng ca vô loài”.
Theo các nhà nghiên cứu thì Tổ nghiệp của nghề hát là cách gọi chung đối với các bật tiền bối đã có công sáng lập và gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương, gồm các vị Tổ sư, Thánh sư, Tiên sư, Tam Giáo đại sư, Lão Lang thần (ông Làng), Thập nhị công nghệ (12 ông Tổ nghề có liên quan đến nghề sân khấu: thợ mộc, dệt vải, âm nhạc, múa, kim khí…).
Trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện kể về 2 vị Tổ của nghề sâu khấu cải lương, đó là 2 vị hoàng tử rất mê xem hát. Theo truyền thuyết, có một vị vua (không rõ thời nào) vì hiếm muộn nên lập đàn cầu tự, đến khi hoàng hậu sinh được 2 vị hoàng tử khôi ngô, tuấn tú, nhà vua bèn lập đoàn hát biểu diễn trong cung để ca ngợi công ơn trời đất. Không ngờ 2 hoàng tử vì quá mê hát, thường xuyên trốn trong buồng để xem hát và chết luôn trong buồng hát vào ngày 12/8 (âm lịch). Sau này các nghệ sĩ hát bội và cải lương mượn 2 vị hoàng tử này làm thần phù hộ.
Người ta tin rằng, 2 vị Tổ này rất linh thiêng, những người siêng năng tập luyện thì sẽ được “Tổ đãi”, còn lười biếng, quậy phá, thiếu nghiêm túc thì sẽ bị “Tổ trác”, “Tổ phạt”… Trước khi ra sân khấu biểu diễn, các diễn viên đều chấp tay cầu nguyện Tổ nghiệp và xá 3 xá.
Chị Ngô Ngọc Xanh, diễn viên lâu năm của Ðoàn Cải lương Hương Tràm, chia sẻ: “Có người trước khi ra sân khấu mà vô tình nói đùa, không tin vào Tổ nghiệp, thì ngay sau đó ra sân khấu liền bị cà lăm không hát được, phải kéo màn để diễn lại”. Giới nghệ sĩ cho rằng, 2 vị Tổ này rất thích ăn mía và cóc, ổi, trái thị… Trước khi diễn, nếu có diễn viên nào mang mía hay cóc, ổi vào thì không cách nào diễn được, dù có bọc kín hay giấu kỹ thì Tổ vẫn biết. Chị Ngô Ngọc Xanh kể: “Khi đoàn cặp bến diễn mà có người giấu trái thị mang đến cổng bán vé thì chắc chắn một lúc nữa sẽ có đánh nhau ở chỗ đó, lần nào cũng vậy”.
Nghệ sĩ và quan khách thắp hương nhân ngày giỗ Tổ. Ảnh: QUỐC TÍN |
Tượng thờ của 2 vị Tổ này thường được tạc bằng loại gỗ vông, dưới hình 2 đứa trẻ sơ sinh, có khi diễn lớp sinh đẻ, diễn viên thỉnh 1 trong 2 vị Tổ này ra sân khấu đóng vai hài nhi. Ngoài ra, nhiều đoàn hát còn kiêng cữ diễn viên mang guốc làm bằng gỗ vông, vì như vậy sẽ xúc phạm đến Tổ nghiệp…
Giỗ Tổ sân khấu cải lương là nét đẹp văn hoá truyền thống, được nhiều thế hệ nghệ sĩ duy trì suốt hàng chục năm qua, đã trở thành ngày Sân khấu Việt Nam, ngày kỷ niệm của giới nghệ sĩ sân khấu cải lương. Ðiểm đặc biệt hơn các ngành, nghề khác là trong ngày này, những người hoạt động trong nghề vẫn giữ được phong tục thắp hương trước bàn thờ Tổ và cầu nguyện cho sự nghiệp của mình.
Ngày giỗ Tổ năm nay, Ðoàn Cải lương Hương Tràm đã đón tiếp nhiều thế hệ nghệ sĩ về dự cùng với những người mộ điệu sân khấu cải lương, cùng tri ân Tổ nghiệp và các nghệ sĩ tiền bối, thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo”, cùng đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam./.
Bài và ảnh: Huỳnh Thăng
(责任编辑:La liga)
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Sắp tới Airpods sẽ được sản xuất tại Việt Nam
- ·WHO 'bày' 5 bước để loại bỏ Covid
- ·Máy tính Apple 35 năm tuổi có giá 180.000 USD
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Sử dụng đèn cực tím làm 'vũ khí' chống virus corona chủng mới
- ·Công nghệ chế tạo pin từ… virus có gì đặc biệt?
- ·Hàng chục tỷ sau các thương vụ “chuyển nhượng” mất đất của Hadico đang ở đâu?
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·Vừa khai tử, Microsoft đã phải gấp rút vá Windows 7
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Phát triển thiết bị hoạt động trên điện thoại thông minh cho kết quả Covid
- ·Nhận định, soi kèo Hapoel Bueine vs Tzeirey Um Al Fahem, 18h45 ngày 31/12: Tiếp tục đắng cay
- ·Nâng cao năng suất nhờ ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Duyệt web an toàn với Microsoft Edge trong máy ảo Sandbox của Windows 10
- ·Các hãng công nghệ tăng cường chống nội dung cực đoan
- ·Khung xương robot đặc biệt giúp người già Nhật Bản 'hồi sinh' sức mạnh
- ·Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- ·EVNHANOI hợp tác với Tập đoàn Sơn Hà phát triển điện mặt trời áp mái