【nagoya đấu với vissel kobe】Khơi dòng di sản
(CMO) Cà Mau dù là vùng đất mới nhưng lưu dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử khẩn hoang, mở cõi Nam Bộ của tiền nhân. Mảnh đất địa đầu cực Nam Tổ quốc cũng là địa chỉ đỏ trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ðời sống tinh thần phong phú, cư dân Cà Mau cũng đã gìn giữ, bảo tồn, sáng tạo và phát huy được nhiều di sản văn hoá phi vật thể mang cốt cách, phong vị đặc trưng riêng. Ðầu tư cho văn hoá, trong đó có việc phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể được coi là quyết tâm, nỗ lực lớn của tỉnh Cà Mau, gắn với mục tiêu xây dựng địa phương vừa giàu mạnh về kinh tế - xã hội, vừa đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống.
Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Tỉnh Cà Mau hiện có 51 di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh. Các di tích đều được gìn giữ, phát huy ở chừng mực nhất định. Dù nguồn lực có hạn, nhưng công tác trùng tu, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích luôn được quan tâm triển khai”. Bằng nỗ lực ấy, ông Hùng khẳng định: “Cà Mau không có di tích trở thành phế tích”.
Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hoá của Cà Mau vẫn gặp không ít khó khăn. Theo ông Hùng: “Các di tích do nhiều nguyên nhân vẫn chưa phát huy hết giá trị kỳ vọng trong việc giáo dục truyền thống, gắn với khai thác giá trị du lịch”. Lý do được chỉ ra là nguồn lực đầu tư cho các di tích của địa phương có giới hạn, trong khi đó, nhu cầu thực tế là rất lớn. Thêm nữa, tài nguyên tiềm năng về di tích lịch sử - văn hoá của địa phương vẫn còn chưa được khai thác hết. Nghĩa là có nhiều nơi nếu được quan tâm đầu tư, phục dựng, hoàn thiện về mặt hồ sơ sẽ đầy đủ điều kiện để trở thành di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng hoặc được thăng cấp xếp hạng.
Ðài tưởng niệm khu Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, xã Tân Hải, huyện Phú Tân đã được đầu tư xây dựng.
Trước dư luận cho rằng nhiều dự án trùng tu, tôn tạo có tiến độ đầu tư chậm. Việc phân cấp quản lý và giải pháp huy động nguồn lực để bảo tồn, phát huy giá trị di tích chưa bền vững; công tác phục dựng, trùng tu còn bất cập, ông Hùng lý giải: “Một số di tích gắn với danh lam thắng cảnh, tâm linh có khả năng phát triển du lịch thì khả năng huy động xã hội hoá rất tốt. Tuy nhiên, một số di tích khác thì rất khó thu hút nguồn lực này, đây là tình hình chung. Phát huy giá trị di tích không chỉ là trùng tu, tôn tạo, mà phải khai thác được các giá trị di tích gắn với đời sống thực tiễn của cộng đồng. Ðiều này, các địa phương có di tích chưa nhiều nơi làm được. Còn việc các dự án trùng tu, tôn tạo di tích tiến độ chậm, do khó khăn về nguồn vốn. Cà Mau còn vướng “nút thắt” lớn khi chưa có bảo tàng (để trưng bày, giới thiệu hiện vật... - NV), chưa có nhà hát cấp tỉnh. Do đó, điều kiện phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể còn nhiều hạn chế”.
Bàn về giải pháp khắc phục, ông Hùng nhấn mạnh: “Phải nhân rộng cách làm hay, sáng tạo, chủ động; tiếp tục tham quan, học tập những địa phương khác để tìm ra giải pháp khả thi, phù hợp. Phải nêu cao vai trò của cấp uỷ, chính quyền địa phương và Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá”. Ông Nguyễn Ðức Tiến, Phó trưởng ban Văn hoá - Xã hội, HÐND tỉnh, nhận định: “Ðể có giải pháp lâu dài, ngành văn hoá cần đề xuất phương án phân bổ nguồn lực trùng tu, bảo tồn theo cấp độ ưu tiên, trong đó có việc huy động các nguồn lực xã hội thay vì chỉ trông chờ vào ngân sách”.
Khó khăn về nguồn lực đầu tư là một trong những rào cản lớn cho việc phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá. Trong đó có nhiều tài nguyên tiềm năng có thể trở thành di tích lịch sử - văn hoá chưa được quan tâm đầu tư trùng tu, phục dựng, xây dựng hồ sơ. (Trong ảnh: Miếu thờ Vua Gia Long Nguyễn Ánh tại ấp Cái Rắn B, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước gắn với giai thoại về thời kỳ “Gia Long bôn tẩu” và quá trình lập đất, lập làng vùng đất Cái Nước xưa).
Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, cho rằng: “Vấn đề phát huy giá trị các di tích đã hình thành cũng cần rất nhiều yếu tố, sự nỗ lực. Thẳng thắn mà nói, dù cố gắng nhưng vẫn còn hạn chế, thiếu sót, thiếu năng động, thiếu quyết liệt. Không chỉ với những di tích đã hình thành, những tài nguyên tiềm năng về di tích lịch sử - văn hoá của địa phương không thể lãng phí, bỏ quên, mà cần phải có quyết tâm đủ lớn, giải pháp hiệu quả để khai thác, vực dậy, góp thêm nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của địa phương”.
Ao Ngự, gắn với các giai thoại về vua Gia Long ở địa danh Cái Rắn (nay là xã Phú Hưng, huyện Cái Nước) được gìn giữ gần như nguyên vẹn sau bao thăng trầm lịch sử. Đây là một trong những tài nguyên tiềm năng trở thành di tích lịch sử - văn hoá của vùng đất Cà Mau.
Ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Ðảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: “Dù còn nhiều khó khăn, song tỉnh Cà Mau đã chú trọng việc đầu tư, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh nhà. Trong đó, có những di tích đã phát huy tốt giá trị, đóng góp không chỉ về mặt kinh tế - xã hội, mà còn trở thành tài sản tinh thần, văn hoá to lớn của địa phương, giúp người dân Cà Mau thêm gắn bó, tự hào về quê hương, quảng bá hình ảnh đất và người Cà Mau đến với bạn bè khắp nơi. Ðây là công việc quan trọng, sẽ được tính toán để thực hiện kiên trì, trọng tâm, trọng điểm, trong đó có các giải pháp khả thi, hiệu quả về huy động nguồn lực đầu tư”.
Một định hướng lớn của ngành văn hoá là gắn việc phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá với chủ trương phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau. Bởi di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch quý giá gắn với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm văn hoá... Ðây là các xu thế được du khách ưa thích hiện nay. Vấn đề không chỉ là đầu tư, xây dựng từng di tích riêng lẻ, mà theo ông Trần Hiếu Hùng là phải có sự kết nối cả về không gian văn hoá, về mạng lưới giao thông, về sản phẩm du lịch của toàn bộ hệ thống di tích lịch sử - văn hoá. Phải làm sao để du khách đến Cà Mau có được một tour - tuyến thuận lợi, hấp dẫn, thú vị để trải nghiệm, khám phá về lịch sử, văn hoá, thiên nhiên Cà Mau./.
Hải Nguyên
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Trật tự mới cho quản lý doanh nghiệp nhà nước: Ông chủ đích thực (kỳ 3)
- ·Chính phủ khuyến khích, hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời
- ·Tập đoàn EcoloBlue (Mỹ) tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bắc Ninh
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Hai dự án FDI quy mô lớn nhắm vào Hải Phòng
- ·Giá trúng chỉ từ 55 triệu đồng/m2, đất đấu giá Thanh Oai tiếp tục giảm nhiệt
- ·Bãi tập kết vật liệu xây dựng ảnh hưởng cuộc sống người dân: Chính quyền địa phương vào cuộc xử lý
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Đề xuất đầu tư hệ thống vé giao thông điện tử từ nguồn vốn vay ODA Nhật Bản
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Bất động sản công nghiệp thắng lớn
- ·Phương án cho thuê tuyến đường sắt phục vụ du lịch Đà Lạt
- ·Trình Quốc hội kế hoạch đầu tư công trung hạn vào tháng 10/2016
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·“Thời hạn chót” cho dự án nông nghiệp công nghệ cao FAM
- ·TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở là 36 m2
- ·Chủ tịch Bình Thuận: Khuyến khích dự án tạo động lực phát triển
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Thu hồi dự án FDI: Nhìn từ quyết định chấm dứt Dự án thép Guang Lian sau 10 năm trầy trật