【sách bright 11】Dự án thành phần PPP vành đai 4
Phối cảnh một đoạn Dự ánĐầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội |
Tách 2 dự án thành phần
Cuối tuần trước,ựánthànhphầnPPPvànhđsách bright 11 UBND TP. Hà Nội đã có Tờ trình số 263/TTr-UBND gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thường trực của Hội đồng Thẩm định Nhà nước tiến hành thẩm định Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 - Đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội theo phương thức PPP (Dự án PPP thành phần 3 cao tốc vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Đây là lần thứ 2 trong vòng 6 tháng qua, UBND TP. Hà Nội - đơn vị được giao nhiệm vụ Cơ quan có thẩm quyền Dự án PPP thành phần 3 cao tốc vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tờ trình đề nghị tiến hành thẩm định Báo cáo Nghiên cứu khả thi công trình để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo, trong đó có việc tổ chức khởi động tuyển chọn nhà đầu tư.
So với Tờ trình số 05/TTr-UBND được gửi đi vào tháng 1/2023, phương án triển khai Dự án PPP thành phần 3 cao tốc vành đai 4 - Vùng Thủ đô được đề cập tại tại tờ trình này đã rõ hơn và chi tiết hơn khá nhiều.
Cụ thể, điểm nhấn quan trọng đầu tiên tại Tờ trình số 263 là tổng mức đầu tư Dự án PPP thành phần 3 cao tốc vành đai 4 - Vùng Thủ đô là 55.052 tỷ đồng, giảm 1.468 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được đề cập tại Tờ trình số 05 và giảm 1.484 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được chốt tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Việc tổng mức đầu tư Dự án PPP thành phần 3 cao tốc vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm chủ yếu do cập nhật lại định mức, đơn giá xây dựng công trình.
Điểm nhấn quan trọng thứ hai tại Tờ trình số 263 là việc UBND TP. Hà Nội đề xuất phân chia Dự án PPP thành phần 3 cao tốc vành đai 4 - Vùng Thủ đô thành Dự án thành phần hạng mục 3.1 (vốn ngân sách) và Dự án thành phần 3.2 (vốn đầu tư BOT).
Trong đó, Dự án thành phần hạng mục 3.1, tổng mức đầu tư 26.596 tỷ đồng, sẽ đầu tư xây dựng cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Hoài Thượng và các đoạn tuyến: từ trước nút giao Quốc lộ 6 đến hết nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đoạn tuyến nối 9,7 km.
Cụ thể, đoạn trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ tập trung đầu tư toàn bộ cầu Hồng Hà (từ khoảng Km10+663 đến khoảng Km15+041) và đường cao tốc đoạn tuyến từ trước nút giao Quốc lộ 6 (khoảng Km36+167) đến hết cầu Mễ Sở (khoảng Km59+500).
Đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sẽ xây dựng đường cao tốc đoạn tuyến từ cầu Mễ Sở (khoảng Km59+500) đến hết nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (khoảng Km67+500).
Đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ xây dựng cầu Hoài Thượng (từ khoảng Km96+000 đến khoảng Km97+000) và đường cao tốc đoạn tuyến nối 9,7 km (bao gồm nút giao cao tốc Nội Bài - Hạ Long và hoàn thiện nút giao Tây Nam).
Đối với Dự án thành phần hạng mục 3.2, tổng mức đầu tư 28.456 tỷ đồng, UBND TP. Hà Nội đề xuất đầu tư xây dựng đường cao tốc các đoạn: từ nút giao cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến trước nút giao Quốc lộ 6 (không bao gồm cầu Hồng Hà), từ sau nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến trước nút giao tốc Nội Bài - Hạ Long (không bao gồm cầu Hoài Thượng) theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.
Ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, việc phân chia như vậy nhằm đảm bảo phù hợp với công tác quản lý 2 nguồn vốn tại Dự án PPP thành phần 3 cao tốc vành đai 4 - Vùng Thủ đô là vốn ngân sách và vốn do nhà đầu tư huy động.
Tính hợp lý cao
Liên quan phương án tổ chức và huy động vốn cho Dự án PPP thành phần 3 cao tốc vành đai 4 - Vùng Thủ đô, UBND TP. Hà Nội đề xuất sử dụng 18.313 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương và 8.283 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương để thực hiện Dự án thành phần hạng mục 3.1.
Trong đó, đoạn qua địa bàn TP. Hà Nội sẽ dùng vốn ngân sách TP. Hà Nội và ngân sách trung ương; đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh sẽ dùng toàn bộ vốn ngân sách trung ương.
Cũng tại Tờ trình số 263, UBND TP. Hà Nội đề nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương giao UBND TP. Hà Nội là cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư Dự án thành phần hạng mục 3.1 và giao Ban Quản lý dự án chuyên ngành của Thành phố là chủ đầu tư thực hiện Dự án thành phần hạng mục 3.1 trong dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư công, tổ chức triển khai độc lập và song hành với Dự án thành phần hạng mục 3.2 do nhà đầu tư thực hiện.
Đối với Dự án thành phần hạng mục 3.2, để đảm bảo tính khả thi tài chính, UBND TP. Hà Nội đề xuất áp dụng mức lợi nhuận cho phần vốn chủ sở hữu là 11,77%/năm; mức lãi suất áp dụng cho phần vốn vay tạm tính là 10,33%/năm trên cơ sở tham khảo các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam đang triển khai.
Để đảm bảo mục tiêu hoàn thành toàn bộ Dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội vào cuối năm 2025, UBND TP. Hà Nội kiến nghị cho phép địa phương này thực hiện tổ chức lựa chọn nhà đầu tư ngay sau khi Báo cáo Nghiên cứu Dự án thành phần 3 được phê duyệt và được phép tổ chức thu phí, quản lý, vận hành, khai thác toàn tuyến trên cả tiểu dự án đầu tư công theo Nghị quyết số 56/2022/QH15.
Trước đó, vào tháng 10/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội đã phát đi thông báo khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với Dự án thành phần 3 - Xây dựng đường cao tốc vành đai 4.
Tại thời điểm hết hạn nộp hồ sơ quan tâm (9h ngày 11/12/2022), chỉ có một nhà đầu tư quan tâm là Công ty cổ phần Tập đoàn T&T. Theo quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP, hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với Dự án PPP thành phần 3 cao tốc vành đai 4 - Vùng Thủ đô là đấu thầu rộng rãi trong nước, không thực hiện sơ tuyển.
Theo ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Phương Thành - một trong những nhà đầu tư từng quan tâm tới việc đầu tư Dự án cầu Mễ Sở trên đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, phương án triển khai Dự án PPP thành phần 3 cao tốc vành đai 4 - Vùng Thủ đô là hợp lý.
“Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, rất có thể, Dự án PPP thành phần 3 cao tốc vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư có tiềm lực quan tâm so với giai đoạn khảo sát hồi tháng 10/2022”, ông Khôi đánh giá.
+ Giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án: 15,07 tỷ đồng (>0).
+ Tỷ suất nội hoàn (IRR) của dự án: 10,57%.
+ Tỷ suất lợi ích - chi phí (B/C) của dự án: 1,0005 (1).
+ Tỷ suất chiết khấu của dự án: 10,43%.
+ Thời gian thu phí: 25 năm.
(责任编辑:La liga)
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Đến ‘thời vàng son’ của căn hộ nghỉ dưỡng trên cao
- ·Thị trường condotel trầm lắng, BĐS Đà Nẵng đón ‘gió mới’
- ·Các nước Liên minh châu Âu tăng cường mua sắt, thép và nhôm của Nga
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- ·Mỹ và Trung Quốc thảo luận tổ chức vòng tiếp xúc mới giữa các nguyên thủ
- ·Lý do Premier Sky Residences gây sốt thị trường căn hộ mặt tiền biển Đà Nẵng
- ·Athena Complex Pháp Vân
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Không có người sống sót trong vụ máy bay của Tổng thống Iran gặp nạn
- ·Biệt thự Ecopark Grand
- ·‘Home Resort’ đầu tư công nghệ tương tác thực tế ảo VR cho trẻ em
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·TP.HCM ra “tối hậu thư” cho chủ đầu tư cụm 8 chung cư Cư xá Thanh Đa
- ·Khởi công mở rộng khu nghỉ dưỡng Leman Cap Resort & Spa Vũng Tàu
- ·Sứ mệnh đánh thức ‘đất Rồng’ Vân Đồn của CEO Group
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Bất động sản Phú Quốc cất cánh nhờ đòn bảy hạ tầng
- Soi kèo góc Varnamo vs Hacken, 20h00 ngày 20/7
- Soi kèo góc Midtjylland vs Santa Coloma, 00h15 ngày 1/8
- Soi kèo góc Brondby vs Vejle, 00h00 ngày 30/7
- Soi kèo phạt góc U23 Pháp vs U23 Argentina, 02h00 ngày 3/8
- Soi kèo góc Norrkoping vs Kalmar, 20h00 ngày 27/7
- Soi kèo góc Rigas Futbola Skola vs Bodo Glimt, 00h00 ngày 1/8
- Soi kèo góc Partizan Belgrade vs Dynamo Kyiv, 01h00 ngày 1/8
- Soi kèo góc Malmo vs KI Klaksvik, 00h00 ngày 24/7
- Soi kèo góc Dinamo Batumi vs Ludogorets, 00h00 ngày 18/7
- Soi kèo góc Varnamo vs Hacken, 20h00 ngày 20/7