【ty số mc】TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ cần cơ chế đặc thù mới để phát triển
Ngày 12/7,àvùngĐôngNamBộcầncơchếđặcthùmớiđểpháttriểty số mc tại TP.HCM Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì hội nghị triển khai đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 và kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của TP.HCM.
Phát biểu khai mạc hội nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, vùng Đông Nam Bộ, trong đó có TP.HCM là đầu tàu, động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước. Làm thế nào để TP.HCM và cả vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh hơn, mạnh hơn xứng đáng là đầu tàu thúc đẩy cả vùng đi lên là vấn đề cần được bàn thảo và đưa ra giải pháp.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, cản trở lớn nhất cho sự phát triển vùng Đông Nam Bộ hiện nay là ùn tắc giao thông. Hiện nay, các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông chưa giải quyết được tận gốc. Vì vậy, rất cần các cơ chế chính sách mới để thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: TTBC TP.HCM |
Đề cập đến những hạn chế của việc liên kết vùng, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam bộ chậm lại và chậm hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.
Giai đoạn 2016-2020, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5,65%/năm, vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng 5,51%/năm, trong khi cả nước tăng 5,99%/năm. Ngoài ra, vai trò đầu mối xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước cũng giảm dần, cả tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với cả nước. Riêng TP.HCM cũng có sự tăng trưởng chậm lại làm ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của vùng.
Đặc biệt, hạ tầng giao thông kết nối giữa các địa phương trong vùng, chưa được đầu tưđồng bộ, quá tải làm cản trở đến sự phát triển của vùng. Vai trò của Hội đồng vùng trong những năm qua còn mờ nhạt trong việc điều phối các hoạt động của vùng, chủ yếu mang tính chất tuyên truyền, vận động.
Bà Mai kiến nghị, để phát triển vùng Đông Nam Bộ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý đủ mạnh về vùng. Ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm. Ngoài ra, cần phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong vùng trong một số lĩnh vực quản lý đầu tư, quy hoạch, xây dựng, đất đai, môi trường và ngân sách.
Nói thêm về việc liên kết vùng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thừa nhận, thời gian qua các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ chưa có sự liên kết tốt nên xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm. Do vậy, ông Mãi kiến nghị cần thành lập lại hội đồng vùng với bộ máy và ngân sách riêng, hội đồng vùng có chức năng theo dõi giám sát việc thực hiện tiến độ các dự án.
Người đứng đầu chính quyền TP.HCM kiến nghị cần phân cấp, phân quyền nhiều và rõ ràng hơn nữa để địa phương có cơ sở thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.
TP.HCM kiến nghị cần phân cấp, phân quyền nhiều và rõ ràng hơn nữa để địa phương có cơ sở thực hiện -Ảnh: TTBC TP.HCM |
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 và kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị để đánh giá những kết quả đã đạt được chỉ ra những hạn chế còn tồn tại. Điều quan trọng hơn là thấy được đâu là điểm nghẽn đang làm cản trở sự phát triển để có giải pháp tháo gỡ.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tháng 9 tới Bộ Chính trị sẽ nghe và cho ý kiến về chính sách phát triển vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. “Đây là cơ hội cho TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ đề xuất các cơ chế chính sách mới cho sự phát triển giai đoạn mới. Các cơ chế khi đề xuất cần rõ ràng cụ thể” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong bối cảnh mới, mở ra nhiều cơ hội và thách thức thì TP.HCM phải nhận diện được đâu là cơ hội và thách thức để có định hướng mới. Vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM phải phát triển nhanh hơn cao hơn, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước. Vì vậy, TP.HCM cần đề xuất cơ chế chính sách mới đặc thù, vượt trội để có thể phát triển không chỉ cạnh tranh với vùng Đông Nam Bộ mà cả trong khu vực.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị TP.HCM làm rõ mục tiêu tăng trưởng đến năm 2030 là bao nhiêu? Đối với cả vùng như thế nào? Mô hình nào có thể giúp TP.HCM phát triển nhanh hơn, mạnh hơn thì thành phố đề xuất cụ thể. Đối với các điểm nghẽn về đất đai, ùn tắc giao thông, ngập nước, môi trường TP.HCM cần đề xuất cụ thể các giải pháp để Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo trình Chính phủ để trình Bộ Chính trị.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Giá cà phê hôm nay 31/10: Đồng loạt giảm mạnh
- ·Cấm thành viên phi hành đoàn bay nếu có nồng độ cồn
- ·Giá tăng mạnh, có nên đầu tư khi vàng lên đỉnh?
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·TP.HCM ban hành quy định cấm phân lô bán nền
- ·Lương bao nhiêu thì phải trả qua tài khoản ngân hàng?
- ·Quy định mới về tách thửa ở TP.HCM, tối thiểu 36
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Giới trẻ 'bùng nổ' với chuỗi hội thảo quản lý tài chính dành cho sinh viên
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Hé lộ bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng sau 9 tháng kinh doanh
- ·Giá vàng hôm nay 28/10: Trụ vững trên đỉnh cao
- ·Hoàn thuế còn gian truân, chi cục thuế được trao thêm quyền mới
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·359 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
- ·Giấy in tiền hỏng gồm những loại nào?
- ·Giá vàng hôm nay 30/10: Lại chinh phục đỉnh cao nhất mọi thời đại
- ·Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- ·Giấy in tiền hỏng gồm những loại nào?