【nhận định bóng đá leipzig】Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi
Đó là yêu cầu của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 từ ngày 1/12/2018 đến ngày 28/2/2019.
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố về công tác chống buôn lậu, gian lận và hàng giả; đồng thời, giúp các cơ quan chức năng làm tốt công tác dự báo, nắm chắc tình hình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Kế hoạch cũng nêu rõ, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; xây dựng kế hoạch chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Trong đó cần xác định các tuyến, địa bàn, hàng hóa trọng điểm; tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không; các đường mòn, lối mở, khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, cảng hàng không nội địa…; phân công rõ nhiệm vụ và xác định rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát địa bàn cho từng cơ quan chức năng thuộc địa phương và của trung ương đóng tại địa bàn.
Đồng thời, xây dựng phương án tổ chức lực lượng, phương tiện tăng cường kiểm tra, kiểm soát cả biên giới, cửa khẩu và nội địa, tập trung vào các mặt hàng: ma tuý, vũ khí, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như thực phẩm, gia súc, gia cầm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp... đảm bảo ổn định thị trường.
Bên cạnh đó, chủ động tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát, đôn đốc các lực lượng chức năng; chỉ đạo, điều phối công tác phối hợp lực lượng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Hải quan các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn kiểm soát hải quan; tập trung lực lượng làm tốt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa, không để xảy ra ùn tắc tại các cửa khẩu trong dịp Tết, đồng thời vẫn phải đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Đồng thời, Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng, quản lý, lưu giữ hóa đơn và hồ sơ mua bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, thu gom hàng hóa cư dân biên giới của các hộ, cá nhân kinh doanh khu vực biên giới để ngăn chặn sử dụng hóa đơn hợp thức hóa hàng nhập lậu.
Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an và Công an các địa phương xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh triệt phá đường dây, ổ nhóm buôn bán, các tụ điểm tập kết hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm; nhanh chóng điều tra làm rõ, đề nghị truy tố các vụ án liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm; xác định rõ trách nhiệm đối với từng ngành, từng địa phương, tập thể, cá nhân có liên quan trong việc để hàng hóa nhập lậu vận chuyển từ biên giới vào nội địa tiêu thụ, hình thành các tụ điểm chứa chấp hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong nội địa.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tăng cường lực lượng kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới đường bộ, đường biển (trọng điểm là các đường mòn, lối mở, kênh, sông biên giới, cảng biển,...); kịp thời phát hiện, đấu tranh triệt phá các điểm tập kết, tụ điểm chứa hàng nhập lậu trong khu vực biên giới; ngăn chặn không để các đối tượng xuất, nhập cảnh qua biên giới vận chuyển trái phép hàng hóa về Việt Nam; phối hợp với lực lượng Hải quan xây dựng kế hoạch tuần tra, chốt chặn tại các tuyến đường có khả năng mang vác, vận chuyển trái phép hàng hóa; chỉ đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tăng cường công tác trinh sát, tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên các vùng biển, trọng điểm là vùng biển Đông Bắc, vùng biển miền Trung và vùng biển Tây Nam.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·“Đơn nguyên sơ sinh” phát huy hiệu quả
- ·Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Vàng trong nước bất ngờ tăng sốc
- ·Ukraine muốn Mỹ cung cấp vũ khí tầm xa, Nga thu giữ tên lửa viện trợ của Anh
- ·Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- ·Người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế
- ·Những lời đồn ám ảnh về tổng thống có học vị cao nhất lịch sử Mỹ
- ·Sự thật về chuyện “chất tạo nạc Salbutamol có thể gây ung thư“
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·Thu giữ cả tấn hàng cấm, hàng lậu tại điểm bán hàng online
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Nỗ lực sống sót và cuộc giải cứu diệu kỳ của đội bóng nhí Thái Lan
- ·Gần 400 nhà chuyên khoa tham dự Hội nghị Nội soi tiêu hóa toàn quốc lần II
- ·Trải nghiệm “Trợ lý tài chính số” VietinBank eFAST sau hơn 1 tháng ra mắt
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 18/4/2024; Ngày nghỉ lễ giá CNY tại các ngân hàng tăng giảm trái chiều
- ·Hương Trà: Hơn 600 người tham gia hiến máu nhân đạo đợt III
- ·Xếp hàng chờ quá lâu, khách hàng nổi giận ném bom xăng vào nhà băng
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Nợ cơ cấu lại theo Thông tư 01 đạt hơn 695.000 tỷ đồng