【xem bóng đá 24h】WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với chủng mới của virus Corona
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (giữa) trong cuộc họp báo sau phiên họp kín về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus 2019-nCoV gây ra,ốtìnhtrạngkhẩncấpytếtoàncầuđốivớichủngmớicủxem bóng đá 24h tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 30/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp WHO tại Geneva (Thụy Sĩ) vào rạng sáng 31/1 (theo giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) gây ra. Đây là loại virus gây bệnh viêm phổi khởi phát từ Trung Quốc đã làm 170 người tử vong và trên 7.000 người nhiễm ở 17 quốc gia trên thế giới.
Tình trạng khẩn cấp toàn cầu là công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng.
WHO từng hai lần từ chối ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu liên quan đến virus Corona mới. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan nhanh của dịch bệnh này, nhiều chuyên gia trên thế giới đã kêu gọi WHO xem xét tình trạng hiện tại và đưa ra cảnh báo đại dịch toàn cầu.
Bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện ở tỉnh Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 27/1/2020.Ảnh: THX/TTXVN
Ủy ban khẩn cấp WHO tin rằng vẫn có thể ngăn chặn sự lây lan virus với điều kiện các nước áp dụng các biện pháp mạnh để phát hiện sớm bệnh, cách ly và điều trị các trường hợp, theo dõi liên lạc và thúc đẩy các biện pháp ngăn chặn xã hội tương xứng với rủi ro. Điều quan trọng cần lưu ý là khi tình hình tiếp tục phát triển thì sẽ phải đề ra các mục tiêu và biện pháp chiến lược để ngăn ngừa và giảm lây nhiễm. Ủy ban nhất trí rằng dịch bệnh cần có sự phối hợp quốc tế trong việc khắc phục căn bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Việc tuyên bố PHEIC cần được nhìn nhận trên tinh thần ủng hộ với người dân Trung Quốc và các hành động mà Trung Quốc đã thực hiện trên tuyến đầu trước sự bùng phát dịch bệnh. Phù hợp với nhu cầu đoàn kết quốc tế, WHO nhận thấy cần thể hiện nỗ lực phối hợp toàn cầu để tăng cường sự chuẩn bị ở các khu vực khác trên thế giới mà có thể cần hỗ trợ thêm cho việc này.
Ủy ban khẩn cấp hoan nghênh một phái bộ các chuyên gia đa ngành của WHO sắp tới Trung Quốc để xem xét và hỗ trợ các nỗ lực điều tra nguồn động vật của ổ dịch, mức độ nghiêm trọng và lây truyền từ người sang người trong cộng đồng, trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và nỗ lực kiểm soát ổ dịch. Phái bộ WHO này sẽ cung cấp thông tin cho cộng đồng quốc tế để hỗ trợ tìm hiểu tình hình và cho phép chia sẻ kinh nghiệm và các biện pháp thành công.
WHO tiếp tục sử dụng mạng lưới các chuyên gia kỹ thuật của mình để đánh giá mức độ bùng phát tốt nhất trên toàn cầu, cung cấp hỗ trợ tăng cường cho việc chuẩn bị và ứng phó, đặc biệt là ở các quốc gia và khu vực dễ bị tổn thương. Các biện pháp để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và tiếp cận với các loại vắcxin tiềm năng, các loại thuốc kháng virus và các phương pháp trị liệu khác cho các nước thu nhập thấp và trung bình nên được phát triển.
Theo báo cáo của đại diện Bộ Y tế Trung Quốc, hiện có 7.711 trường hợp xác nhận nhiễm bệnh và 12.167 trường hợp nghi ngờ trên cả nước. Trong số các trường hợp được xác nhận, 1.370 ca là nghiêm trọng và 170 người đã tử vong. 124 người đã hồi phục và được xuất viện.
Ban thư ký WHO đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình ở các quốc gia khác. Hiện có 82 trường hợp tại 18 quốc gia. Trong số này, chỉ có 7 người không có lịch sử du lịch tại Trung Quốc. Đã có sự lây truyền từ người sang người ở 3 quốc gia ngoài Trung Quốc. Một trong những trường hợp này là nghiêm trọng và không có trường hợp tử vong.
Tại cuộc họp đầu tiên, Ủy ban khẩn cấp đã bày tỏ quan điểm khác nhau về việc liệu có cấu thành PHEIC hay không. Vào thời điểm đó, lời khuyên là dịch bệnh liên quan đến virus Corona mới không tạo thành PHEIC, nhưng các thành viên Ủy ban đã nhất trí về tính cấp bách của tình huống và đề nghị Ủy ban nên tiếp tục cuộc họp vào ngày hôm sau và cũng đi đến kết luận tương tự. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan nhanh của dịch bệnh này, cơ quan y tế của Liên hợp quốc đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế - một chỉ định ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến phòng chống dịch bệnh hiếm khi được sử dụng.
PHEIC lần đầu tiên được ban bố tháng 4/2009 khi xảy ra dịch cúm lợn (H1N1), lần thứ hai được ban bố tháng 5/2014 do bệnh bại liệt, lần thứ ba trong dịch virus Ebola ở Tây Phi và lần thứ tư là khi bùng phát dịch virus Zika ở châu Mỹ. Ủy ban khẩn cấp sẽ được tái họp trong vòng 3 tháng hoặc sớm hơn, theo quyết định của Tổng giám đốc WHO.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Tạo cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên
- ·Thủ tục đăng ký học lái xe ô tô Cần Thơ và nội dung học cần biết
- ·Thận trọng để đăng ký xét tuyển chính xác
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Mùa hè cho trẻ học bơi
- ·Hơn 12.500 thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT tại Cần Thơ
- ·Linh hoạt và nhiều phương án tuyển sinh 2021
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·Trường trung cấp: Khổ vì thiếu nguồn tuyển
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Tập trung bứt phá để đạt 15 chỉ tiêu năm 2024, tạo đà phát triển cho năm 2025
- ·Liên đội Sáng tạo
- ·Phổ thông Cao đẳng FPT Cần Thơ tuyển sinh năm học 2021
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Đẩy mạnh dạy và học tích cực
- ·Sôi nổi Ngày hội Robothon và Wecode quốc gia năm 2018
- ·Trên 13.300 thí sinh bước vàoKỳ thi Tuyển sinh lớp 10
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Ðể thí sinh vững vàng trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020