【lazio – fiorentina】Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ
Lộ diện thêm nhiều tập đoàn phân phối,ìmgiảipháppháttriểnbềnvữnghệthốngphânphốibánlẻlazio – fiorentina bán lẻ đến Việt Nam tìm nguồn cung ứng Chuyên gia, doanh nghiệp ‘hiến kế’ giải pháp phát triển bền vững chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại |
Động lực để phát triển hệ thống phân phối
TS. Vương Quang Lượng - Trưởng phòng Nghiên cứu và Dự báo thị trường Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho biết, bán lẻ luôn chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (năm 2023 đạt 4.858,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 78%), điều này cho thấy phát triển thị trường bán lẻ là một trong những mục tiêu và động lực quan trọng của tăng trưởng thương mại nội địa cũng như tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn (Ảnh: Kim Ngân) |
Bên cạnh đó, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động bán lẻ ngày càng đa dạng, thương mại bán lẻ đang có sự chuyển dịch từ những phương thức kinh doanh truyền thống sang hình thức kinh doanh hiện đại trên nền tảng số và thương mại điện tử, mở rộng các kênh bán hàng trực tuyến... đã góp phần làm thay đổi vị thế, vai trò của thương mại, nhất là ở các khu vực nông thôn.
Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsel, tại khu vực châu Á, thị trường bán lẻ Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao thời gian gần đây. Việt Nam xếp vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu và trong khoảng từ 5 - 10 năm tới, kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống bán lẻ nói riêng vẫn được đánh giá là rất tiềm năng và có mức độ hấp dẫn hàng đầu trong khu vực.
Tuy nhiên, việc phát triển thị trường bán lẻ cũng còn những tồn tại, bất cập như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng hàng hóa không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được tiêu thụ, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng; việc liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà vận chuyển đến người tiêu dùng còn nhiều bất cập…
Để phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam, bà Đào Thanh Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khẳng định những năm vừa qua, ngân sách nhà nước luôn dành sự quan tâm tới đầu tư cho hạ tầng bán lẻ, ở đây là chợ dân sinh, chợ đầu mối.
Đối với hạ tầng thương mại bán lẻ hiện đại ở thành phố lớn, các khu vực trung tâm, ngân sách nhà nước tập trung vào phát triển giao thông, điện, nước, hệ thống logistics… Ngân sách nhà nước cũng đã có quy định về ưu đãi đầu tư hạ tầng thương mại bán lẻ tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa để giảm khoảng cách phát triển so với các thành phố lớn.
Chưa kể, hiện nay, quy hoạch hạ tầng thương mại đã được tích hợp vào các quy hoạch tỉnh, vùng, làm cơ sở thu hút đầu tư. Hệ thống bán lẻ hiện đại tại các khu vực phát triển (thành phố, thị xã) như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi được xây dựng, phát triển với tốc độ nhanh, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo hạ tầng bán lẻ.
Về phía Bộ Công Thương, ông Phan Văn Chinh – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương chỉ rõ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Với những định hướng, mục tiêu rõ ràng và cơ chế hỗ trợ đầu tư vào ngành bán lẻ, Chiến lược được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển thị trường trong nước.
‘Hiến kế’ cho hệ thống bán lẻ phát triển mạnh
Thị trường bán lẻ Việt Nam rất hấp dẫn, song để bán lẻ phát triển bền vững trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, theo các chuyên gia, cần quy hoạch đồng đều, mức độ ứng dụng công nghệ và thương mại điện tử vào thương mại ở nhiều địa phương cần được đẩy mạnh để nâng cao hiệu quả phân phối hàng hóa.
Bên cạnh đó, các địa phương trên cả nước cần tích cực, chủ động triển khai thực hiện thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại, trung tâm logistics theo các quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Đồng thời, hình thành các cơ chế liên kết giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm, đảm bảo hệ thống hạ tầng thương mại liên thông với hệ thống logistics để thu hút đầu tư, phục vụ lưu thông hàng hóa nội địa và quốc tế hiệu quả với chi phí hợp lý nhất.
Song song với đó, dù là hình thức nào, điều cốt yếu giúp hệ thống bán lẻ phát triển chính là chất lượng hàng hoá được phân phối trong kênh bán lẻ. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực - Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) chia sẻ, nhờ sự phát triển mạnh của hệ thống phân phối bán lẻ, thị trường hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ với sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ. Sự đa dạng hình thức phân phối giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sắm hàng hoá.
Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhận thức và sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, chúng ta cần đánh giá sâu sắc tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hàng hóa gắn với các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội.
Thời gian qua, một số doanh nghiệp Hội viên VACOD đã áp dụng tích hợp thành công các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Đơn cử, Công ty Cổ phần Trà Bắc đã tích hợp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015, tiêu chuẩn HACCP vào sản xuất kinh doanh than hoạt tính, than đá Athracite, than BBQ; xơ dừa, thảm xơ dừa, cơm dừa sấy khô. Công ty CP Đầu tư Dừa Bến Tre với mục tiêu đáp ứng ko chỉ tiêu chuẩn trong nước mà còn tạo dựng được uy tín với thị trường có yêu cầu khắt khe, mang tính đặc thù như: Mỹ, châu Âu, các nước hồi giáo, Do Thái... đã đầu tư áp dụng hiệu quả các tiêu chuẩn tiên tiến: BRC, HALAL, Organic EU, IFS… Sự nỗ lực của doanh nghiệp không chỉ giúp sản phẩm tiêu thụ tốt cả trong và ngoài nước mà còn giúp nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp bán lẻ.
(责任编辑:World Cup)
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Ấn Độ thẩm tra tại chỗ vụ điều tra sản phẩm gỗ tấm nhập từ Việt Nam
- ·BV thông tin cụ bà 77 tuổi bị chó becgie cắn phải nhập viện cấp cứu
- ·Nhu cầu của Trung Quốc giảm đối với hàng Việt Nam
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sụt giảm mạnh
- ·Hà Nội rực rỡ sắc hoa trong ngày 8
- ·Nỗ lực hoàn tất thủ tục để Hiệp định Việt Nam
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Sức khỏe hiện tại nữ hành khách vỡ túi ngực khiến máy bay hạ cánh khẩn cấp ở Đà Nẵng
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Thủy sản với nỗi lo giảm giá
- ·Mỡ bụng sản phụ quá dày, bác sĩ chật vật mổ lấy thai nhi
- ·Chính thức "siết" chất lượng thép nhập khẩu
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Hàng loạt sai phạm trong đấu thầu thuốc ở Quảng Nam, buộc thu hồi 10 tỷ
- ·Kinh tế Việt Nam: 5 năm nhìn lại
- ·Đau bụng 10 ngày không đi viện, người đàn ông suýt mất mạng
- ·Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- ·Xuất khẩu gạo đang mất lợi thế cạnh tranh về giá bán