【tỷ số tbn】Chỉnh cơ chế PPP để đón dòng vốn nước ngoài
Góc nhìn chân thực
Đây là đánh giá của ông Nguyễn Danh Huy,ỉnhcơchếPPPđểđóndòngvốnnướcngoàtỷ số tbn Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP), Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về những rào cản, vướng mắc trong hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến hình thức đầu tưPPP được các nhà đầu tư nước ngoài nêu ra tại Diễn dàn Doanh nghiệpViệt Nam thường niên (VBF) 2018 mới đây và Diễn đàn Cải cách và phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 5/12.
Nhà đầu tư Nhật Bản đã sẵn sàng mua lại quyền khai thác tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Lê Toàn |
“Những kiến giải có sức thuyết phục này giúp lý giải vì sao chúng đã rất nỗ lực quảng bá, kết nối, nhưng cho đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ dự ánPPP giao thông nào có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài được triển khai thành công”, ông Huy cho biết.
Trong Báo cáo tổng kết triển khai thực hiện các mô hình đầu tư theo hình thức PPP được Bộ GTVT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồi cuối tháng 9/2018, việc thiếu vắng các nhà đầu tư nước ngoài được đánh giá là một trong số những hạn chế nổi cộm nhất trong vận động thu hút vốn xã hội hóa đầu tư trực tiếp vào các dự án đường bộ trong 10 năm qua.
Được biết, ngoài thương vụ Tổng công ty Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (Nexco Central) mua lại 20% cổ phần tại Dự án BOT tuyến tránh Phủ Lý, hiện vẫn chưa có bất cứ dự án BOT giao thông đường bộ có sự góp mặt của nhà đầu tư nước ngoài được triển khai tại Việt Nam. Trong 5 năm qua, có khá nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Tây Ban Nha, Ấn Độ đến “gõ cửa” Bộ GTVT, nhưng tất cả đều dừng lại ở việc “ngắm” dự án, mà không hẹn ngày trở lại.
Theo ông Tony Foster, Trưởng nhóm công tác cơ sở hạ tầng VBF, các cơ chế pháp lý đầu tiên cho các dự án BOT và PPP ở Việt Nam đã được ban hành nhiều đến nỗi một số người khó tính còn cho rằng các quy định còn nhiều hơn cả số đầu dự án.
Nhận định này theo lãnh đạo Vụ PPP (Bộ GTVT) là có cơ sở. Thống kê của Bộ GTVT cho thấy, việc triển khai hình thức đầu tư BOT trong lĩnh vực giao thông đang phải chịu sự chi phối của 8 luật; 3 nghị quyết của Quốc hội; 7 nghị định và 2 quyết định của Chính phủ; 24 thông tư, 7 quyết định của các bộ, ngành. Trong số này, 2 văn bản có tính pháp lý cao nhất, điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư BOT là Nghị định số 63/2018/NĐ - CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và Nghị định số 30/2015/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Dẫn chiếu quy định tại Nghị định 63 về việc tổ chức phát hành trái phiếu phải có lợi nhuận trong năm trước và phải có tài sản đảm bảo thì mới được phát hành trái phiếu, ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng, để thúc đẩy đầu tư vào hình thức PPP, các nhà đầu tư cần được cho phép có nhiều lựa chọn khác nhau để huy động vốn đầu tư, nhưng quy định nghiêm ngặt như vậy đang trở thành rào cản cho việc đầu tư.
Bên cạnh đó, theo các nhà đầu tư nước ngoài, một trong những vấn đề cốt lõi là quy định về hình thức, BOT, PPP tại Việt Nam mới dừng lại mức nghị định nên chưa đồng bộ, thống nhất với các luật khác, đặc biệt là tính ổn định của chính sách không cao. Cụ thể, từ năm 2009 đến năm 2018 đã có 4 nghị định được ban hành (nghị định sau thay thế, điều chỉnh nghị định trước) và đây là quan ngại lớn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đợi chờ Luật PPP
Trên thực tế, các dự án hạ tầng giao thông vẫn đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là 2 công trình lớn là Dự án Xây dựng một số đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng quốc tế Long Thành. Bên cạnh đó, theo thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), một nhóm nhà đầu tư Nhật Bản sẵn sàng trả khoảng 1 tỷ USD để giành quyền khai thác tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
“Tuy nhiên, họ vẫn đang chờ những thay đổi quy định về PPP tiệm cận hơn so với thông lệ quốc tế”, ông Mai Tuấn Anh, Chủ tịch HĐTV VEC cho biết.
Mặc dù đánh giá cao những thay đổi tích cực tại Nghị định 63, đặc biệt là việc đơn giản hóa quy trình, thủ tục đầu tư, trong đó điểm nhấn là việc bãi bỏ giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án BOT, tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cho rằng, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư PPP vẫn còn có những nội dung chưa thật sự rõ ràng.
“Điều 67, Nghị định 63 có quy định các hợp đồng có liên quan của dự án có thể áp dụng luật nước ngoài nhưng lại không quy định rõ là có thể áp dụng luật nước ngoài đối với những hợp đồng mà một trong các bên ký kết là pháp nhân nước ngoài hay không”, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) nêu vấn đề.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·NA adopts resolution on Q&A activities of eighth session
- ·Ngôi Sao Việt
- ·Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh bằng âm nhạc
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Câu lạc bộ thơ Việt Nam tỉnh: Tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2020
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc VTV
- ·Từ nỗi lo vô sinh sau biến chứng quai bị đến hành trình làm cha đầy bất ngờ
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Đặc sắc chương trình tuyên truyền lưu động huyện Dầu Tiếng
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Phát động cuộc thi Người giữ màu dân tộc kỷ niệm 1010 năm Thăng Long
- ·Viết về xây dựng Đảng phải có cách tiếp cận đúng đắn, khách quan
- ·Phát động thi tranh cổ động kỷ niệm 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Xôn xao chợ quê…
- ·Huyện Dầu Tiếng: Tiếp tục thực hiện đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
- ·Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ được tổ chức trang nghiêm, thành kính, an toàn
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Sôi nổi chương trình giao lưu văn nghệ
- Bầu cử Mỹ 2020: Đảng Dân chủ chiếm ưu thế về số cử tri đăng ký mới
- Không thể xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Đảng bộ tại Campuchia dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Cần chú ý gì khi nhận hoán nợ bằng bất động sản?
- Thượng viện Mỹ bác bỏ phản đối về xác nhận chiến thắng của ông Biden
- Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản được bầu làm Chủ tịch ADB
- Chứng khoán ngày 7/4: VN
- Ngày 25/4: Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ theo đà đi lên của giá vàng thế giới
- Nhiều nước tiếp tục lên án vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran
- Bộ Giáo dục khẳng định không nên quan ngại về tính độc quyền sách giáo khoa mới