【xem kết quả c1】Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
Trong tháng 12, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt gần 571 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước. Ảnh mnh họa |
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Cụ thể, trong quý 4, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 12, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt gần 571 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2023 và nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng là 5,9%. Như vậy, thị trường nội địa đã hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.
So với năm 2019 (năm chưa xảy ra dịch COVID-19), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng 29,4%, điều này minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường sau đại dịch.
Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 4.921 nghìn tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức và tăng 8% so với năm 2023, trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng cao nhất gần 11%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 734 nghìn tỷ đồng, chiếm 11% tổng mức và tăng 13% so với năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 62,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% tổng mức và tăng 16% so với năm trước, cho thấy những nỗ lực xúc tiến du lịch đã mang lại hiệu quả tích cực. Ngoài ra, doanh thu dịch vụ khác đạt 673 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 10% tổng mức và tăng 9% so với năm trước.
Sự khác biệt giữa các địa phương, doanh thu bán lẻ hàng hóa tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng có mức tăng cao so với năm trước. Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tại Khánh Hòa, Cần Thơ, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương ghi nhận mức tăng tích cực.
Về doanh thu du lịch lữ hành, các tỉnh Cần Thơ, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Dương, Hà Nội có mức tăng trưởng ấn tượng. Và, doanh thu dịch vụ khác thuộc về các tỉnh Điện Biên, Đồng Nai, Nam Định, Cần Thơ, Hải Dương là những địa phương có mức tăng trưởng cao./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·USD tiếp đà giảm sâu, Ngân hàng nhà nước mạnh tay giảm mạnh
- ·Cục Thuế Nam Định thu ngân sách đã đạt 95% dự toán pháp lệnh
- ·Nhà đầu tư cá nhân rút hơn 4.000 tỷ đồng khỏi chứng khoán tháng 4
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay 28/4: Tiếp tục giảm mạnh
- ·Chính thức bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử từ 1/7/2022
- ·Giá xăng ngày mai 11/5: Tiếp tục tăng, vượt 30.000 đồng/lít?
- ·Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- ·Dự kiến điện thương phẩm năm 2019 khoảng 211,95 tỷ kWh tăng 9,9%
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
- ·Ngành Thuế ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế
- ·Ngành Hải quan đôn đốc thu ngân sách những tháng cuối năm 2020
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Cắt giảm thủ tục cho doanh nghiệp hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu
- ·Nghệ An: Loại bỏ 15 dự án thủy điện khỏi quy hoạch
- ·Ngành Tài chính tiếp tục đẩy mạnh cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
- ·Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- ·Cục Điều tra chống buôn lậu ủng hộ tỉnh Quảng Nam 50 triệu đồng