【kết quả u19 đức】Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Quy hoạch 3 vùng kinh tế
Là tỉnh miền núi,âuchútrọngnângtầmchiếnlượcvềnôngnghiệpnôngthônvànôngdâkết quả u19 đức biên giới có tổng diện tích trên 9 nghìn km2, nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp hơn 526.000ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên của tỉnh. Diện tích đất trống chưa sử dụng khoảng 240.000ha, tổng diện tích đất nông nghiệp có thể chuyển đổi sang cây trồng giá trị cao là hơn 20.000ha. Lai Châu còn có tiềm năng lớn về hệ thống sông, suối, cũng như mặt hồ thủy điện. Tổng diện tích mặt hồ của tỉnh hơn 16.600ha, trong đó khoảng 5.000 - 6.000ha thích hợp nuôi cá lồng với các loại cá nước ngọt.
Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế từng địa phương, tỉnh đã quy hoạch 3 vùng kinh tế, gồm: Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32, 4D; vùng kinh tế nông, lâm nghiệp sinh thái sông Đà; vùng kinh tế cao nguyên Sìn Hồ. Trên cơ sở đó, cấp uỷ, chính quyền các cấp cụ thể hoá thành các nghị quyết, chương trình, đề án về phát triển nông nghiệp và tập trung triển khai thực hiện.
Với lợi thế các mặt hàng nông sản đặc sản của tỉnh rất có tiềm năng để phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và mở rộng thị trường tiêu thụ, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Lai Châu xác định phát triển ngành nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô sản xuất hàng hóa lớn, liên kết sản xuất giữa Doanh nghiệp và người dân trong đó Doanh nghiệp là nòng cốt; tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, lợi thế (Chè, Mắc ca, Cây dược liệu, cây hoa, cây ăn quả ôn đới,…).
Tỉnh xác định tập trung bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng, tích cực trồng rừng mới bằng các loại cây gỗ lớn, tăng nhanh tỷ lệ che phủ rừng; gắn với bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ tốt nguồn gen động thực vật một cách bền vững, lâu dài. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái rừng, xây dựng Nông thôn mới với phát triển Du lịch một cách bền vững.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng; phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh. Trong đó: lấy nhiệm vụ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có liên kết sản xuất giữa Doanh nghiệp và nông dân, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh khuyến khích, hỗ trợ và thu hút đầu tư vào nông lâm nghiệp; tập trung vào các sản phẩm nông sản hàng hóa có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh làm khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp…
Hết năm 2022, toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP
Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung sức, đồng lòng của toàn dân; nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Lai Châu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8,96%. Trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,1%. Nổi bật là tổng sản lượng lương thực đạt 225.000 tấn.
Tính đến hết năm 2022. toàn tỉnh Lai Châu đã tổ chức đánh giá vàng công nhận 158 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Giá trị sản xuất tăng bình quân 5,25%/năm. Các chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất nông nghiệp được thực hiện hiệu quả. Cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung ngày càng phát triển và mở rộng. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai tích cực, tỷ lệ che phủ rừng hàng năm đều đạt kế hoạch đề ra.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, quyết liệt, đạt bình quân 12,5 tiêu chí/xã; 39 xã đạt 19 tiêu chí; 15 xã đạt 10-14 tiêu chí; 40 xã đạt 5-9 tiêu chí. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục được nâng lên, củng cố niềm tin của Nhân dân các dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh.
Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái
Để làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngày 12/4/2023, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 23/CTr- TU về thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn. Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn. Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực…
Trung Vũ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 153 phát hành ngày 22/12/2020
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 7
- ·Chuyển giá: Thêm góc nhìn từ các chuyên gia
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- ·Áp lực từ chính sách “zero Covid”
- ·Vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại, có nơi nhiệt độ dưới 5 độ C
- ·Vùng núi cao có thể xuất hiện mưa tuyết
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Thủ tướng họp về phát triển công nghiệp ô tô
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Ngoại trưởng Mỹ: Mong muốn một Việt Nam độc lập, thịnh vượng
- ·Tình nguyện viên đầu tiên tiêm thử vắc xin Covid
- ·Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un lên tàu rời Việt Nam
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ở Ukraine
- ·Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt
- ·Củng cố uy tín quốc tế của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Nhân sự mới Đà Nẵng, Bắc Giang, Quảng Ninh