【bologna vs verona】Khôi phục sản xuất: Cần định hình tư duy quản lý công cho đúng
Khu sản xuất của Công ty Mtex (Khu chế xuất Tân Thuận,ôiphụcsảnxuấtCầnđịnhhìnhtưduyquảnlýcôngchođúbologna vs verona TP.HCM). Ảnh: Lê Toàn |
Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Nghị quyết xác định rõ mục tiêu là cần tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Đây là một bước đi rất đáng hoan nghênh của Chính phủ trong bối cảnh các doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn trong khi đơn hàng sản xuất đang bắt đầu được chuyển ra khỏi Việt Nam.
Trong cuộc gặp giữa cộng đồng doanh nghiệp Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam cho biết, 18% các doanh nghiệp trong ngành sản xuất đã chuyển dịch một phần đơn hàng hoặc nhu cầu sản xuất sang các nước khác. 16% doanh nghiệp cũng đang cân nhắc điều này.
Tuy nhiên, từ nghị quyết đi vào cuộc sống sẽ cần thời gian, mà thời gian là thứ doanh nghiệp đang thiếu. Đến nay, vẫn chưa có một kế hoạch khôi phục kinh tếcụ thể được đưa ra, mà cụ thể và rõ ràng là thứ các doanh nghiệp chờ đợi nhất.
Cần định hình tư duy quản lý công cho đúng
Mùa sản xuất cao điểm giao hàng cho mùa đông ở Mỹ và châu Âu đã bắt đầu. Việc các doanh nghiệp của châu Âu chuyển đơn hàng đi là dễ hiểu. Nếu nhìn vào các báo cáo về tình trạng thiếu hàng và tăng giá ở châu Âu và Mỹ, thì chúng ta có thể dễ dàng thông cảm cho họ. Không thể sản xuất trong khi giá hàng tiêu dùngở châu Âu và Mỹ đang không ngừng tăng lên thì họ phải tìm cách giải quyết vấn đề nguồn cung bằng mọi giá.
Trước tình hình đó, rõ ràng, việc khôi phục sản xuất là rất quan trọng, bởi nếu trì hoãn lâu hơn, thì không chỉ đơn hàng, mà vốn đầu tưnước ngoài cũng có thể chảy đi nơi khác.
Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam cho biết, tuy việc chuyển các đơn đặt hàng là quyết định tạm thời của các doanh nghiệp, nhưng nếu giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài tại các địa phương thêm 2-3 tháng nữa hoặc lâu hơn, cùng với thiếu vắc-xin tiêm cho người lao động, chuỗi cung ứng đứt đoạn và dịch bệnh không được kiểm soát…, thì việc có doanh nghiệp nước ngoài rời đi “hoàn toàn có thể xảy ra”.
Một vấn đề gây quan ngại ở đây chính là tư duy “mở cửa trở lại thì sẽ tăng mạnh ca bệnh”. Nghị quyết 105/NQ-CP xác định rõ mục tiêu là khôi phục sản xuất đi đôi với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 sẽ dễ khiến nhiều địa phương, đơn vị thực thi vẫn có tâm lý ngại khôi phục sản xuất một cách thực chất, vì ca bệnh sẽ tăng mạnh và buộc doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm khi ca bệnh tăng. Đây là chuyện đá quả bóng trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận cho đúng tình hình cũng như tinh thần của Nghị quyết 105/NQ-CP. Khôi phục sản xuất không đồng nghĩa là bỏ giãn cách xã hội. Những nước như Anh, Hàn Quốc, theo tìm hiểu của người viết, vẫn luôn duy trì sản xuất trong khi giãn cách xã hội. Nói cách khác, khôi phục sản xuất và giãn cách xã hội có thể chung sống, chỉ là liều lượng giãn cách và cách làm mà thôi.
Chẳng hạn, khi tỷ lệ tiêm ít nhất một mũi vắc-xin ở TP.HCM đã khá cao, thì việc khôi phục sản xuất an toàn là khả thi. Nhưng quan trọng là cần phải có một chiến lược rõ ràng và nhất quán ở cấp độ cả nước. TP.HCM khôi phục sản xuất, nhưng vận chuyển liên tỉnh không thông suốt, thì TP.HCM cũng không thể phục hồi sản xuất được.
Nghị quyết 105/NQ-CP đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Bộ Giao thông - Vận tải trong hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ và đường thuỷ toàn quốc, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa thông suốt. Thế nhưng, thực tế cho thấy, có những tỉnh, vùng vẫn đang làm khó, “chặn xe”, đến nỗi Bộ Giao thông - Vận tải phải nêu đích danh 8 tỉnh phát sinh giấy phép con, làm khó lưu thông hàng hoá.
(责任编辑:La liga)
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Hải Phòng tăng thu ngân sách qua thanh tra, kiểm tra thuế
- ·Tìm thấy chủ nhân trúng độc đắc Vietlott hơn 39 tỷ đồng
- ·Ngành Hải quan tập trung 9 nhóm công tác trọng tâm năm 2023
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Hải quan TPHCM đối thoại với trên 40 doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh
- ·Ngành Hải quan xử lý nợ thuế: Từ linh hoạt đến cứng rắn
- ·Cơ chế cho điện mặt trời mái nhà bị chê chưa hấp dẫn, Bộ Công Thương nói gì?
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Cần 134 tỷ USD đầu tư nguồn điện, lưới điện đến năm 2030
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Ông Đặng Thành Tâm vắng mặt, nữ tướng báo sạch nợ trái phiếu, đón FDI tỷ USD
- ·Bài cuối: Sửa quy định để ngăn chặn từ sớm, từ xa
- ·Xuất khẩu hàng hóa với nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- ·Cục Thuế Quảng Nam đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
- ·Xổ số kiến thiết Tây Ninh nộp bổ sung ngân sách 447 triệu đồng
- ·Du lịch biển và kỳ vọng đội tàu ‘made in Việt Nam’
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi rao bán hóa đơn trên không gian mạng
- Chủ tịch UBND TP. Hà Nội bác tin đồn ‘phong tỏa thành phố’
- Không đeo khẩu trang, không được vào chợ
- Bình tĩnh và hiểu đúng cách phòng dịch virus corona
- ECB có thể sẽ tăng tiếp lãi suất sau mùa hè, BoE chuẩn bị tăng lên 4,75%
- Tìm giải pháp khơi thông nguồn lực kiều hối
- 8 người nước ngoài mắc Covid
- Truyền thông nâng cao ý thức phòng, chống bệnh lao
- Infographics: Thông báo khẩn về 8 chuyến bay có người mắc Covid
- Cây kim trong não cụ bà 80 năm và nghi án bố mẹ cố giết con thời Thế chiến 2
- Trung Quốc hạ lãi suất cho vay để thúc đẩy nền kinh tế