【đội hình nottingham forest gặp man city】Tiếp nối truyền thống anh hùng
Trong kháng chiến, người dân vùng căn cứ Lung Lá - Nhà Thể một lòng đùm bọc, chở che, nuôi chứa cán bộ, một tấc không đi, một li không rời, quyết tâm bám đất giữ làng. Ngày nay, cán bộ, đảng viên và người dân nơi đây đang ra sức thi đua lao động sản xuất, đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới.
Trong kháng chiến, người dân vùng căn cứ Lung Lá - Nhà Thể một lòng đùm bọc, chở che, nuôi chứa cán bộ, một tấc không đi, một li không rời, quyết tâm bám đất giữ làng. Ngày nay, cán bộ, đảng viên và người dân nơi đây đang ra sức thi đua lao động sản xuất, đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới.
Vào những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ XX, khi thực dân Pháp tập trung đàn áp cách mạng và các cơ sở cách mạng trong tỉnh bị lộ, bị phá hoại, đồng chí Trần Văn Thời dùng ngôi nhà và khu vườn của gia đình mình làm nơi hoạt động của Ðảng.
Những năm 1938-1940, Lung Lá - Nhà Thể là nơi hội họp của Chi bộ ấp Tân Hưng, Quận uỷ Cà Mau, Ðảng bộ tỉnh Bạc Liêu và trở thành cơ quan Thường trực của Tỉnh uỷ Bạc Liêu. Tháng 10/1938, tổ chức Hội nghị đại biểu thành lập Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Bạc Liêu. Ngày 26/6/1940, họp Ban Chấp hành Tỉnh uỷ Bạc Liêu mở rộng, triển khai quyết định của Xứ uỷ về cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Hòn Khoai.
Nuôi trồng thuỷ sản là ngành kinh tế chủ lực của xã Thạnh Phú, mỗi năm sản lượng đạt trên 2.500 tấn. |
Khu di tích Lung Lá - Nhà Thể nay thuộc địa phận ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, nơi đây là vùng đất hoang sơ, kết cấu hạ tầng, kinh tế, văn hoá - xã hội còn nhiều hạn chế, đời sống người dân khó khăn. Thế nhưng, Ðảng bộ và Nhân dân xã Thạnh Phú đã đoàn kết phấn đấu, xây dựng quê hương không ngừng phát triển.
Với diện tích nuôi thuỷ sản trên 2.156 ha, trong đó có gần 800 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến và công nghiệp, trên 42 ha nuôi cá chình, cá bống tượng, tổng sản lượng thuỷ sản thu hoạch hằng năm đạt 2.572 tấn. Xã Thạnh Phú là một trong những địa phương trong huyện Cái Nước có thế mạnh về nuôi thuỷ sản. Ấp Trần Ðộ là 1 trong 2 tiểu vùng được huyện Cái Nước chọn thực hiện thí điểm mô hình khép kín với diện tích 300 ha để sản xuất lúa - tôm kết hợp với các loại cây trồng, vật nuôi khác.
Ông Trương Minh Luân, Trưởng ấp Trần Ðộ, cho biết, thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đa canh, đa con để phát triển đời sống kinh tế, tinh thần của người dân, nhiều năm qua, ấp Trần Ðộ luôn đi đầu trong việc đa dạng giống cây trồng, vật nuôi. Nơi đây thành công nhất là việc thực hiện mô hình sản xuất luân canh lúa - tôm kết hợp, nuôi cá chình, cá bống tượng và trồng rau màu, trở thành vùng sản xuất trọng điểm của xã Thạnh Phú.
Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú Lâm Việt Triều phấn khởi: "Mặc dù vùng căn cứ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, nhưng sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, bà con bắt tay ngay vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh. Thời gian gần đây, bà con tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hằng năm đều giảm, hiện còn dưới 10,17%".
Ðời sống Nhân dân không ngừng cải thiện, 100% hộ dân xã Thạnh Phú được sử dụng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, thu nhập bình quân 30 triệu đồng/người/năm, trên 94,55% hộ dân có nhà ở đạt tiêu chí 3 cứng theo quy định của Bộ Xây dựng. Tính đến nay, trên địa bàn xã có 9 tổ hợp tác, trong đó 6 tổ hợp tác trên lĩnh vực nuôi thuỷ sản đang hoạt động mang lại hiệu quả cao.
Ông Cao Văn Hoàng, người dân ấp Trần Ðộ, cho biết, ngoài vụ lúa - tôm, nếu nông dân biết tận dụng hết giá trị của đất, cật lực lao động sản xuất thì không bao giờ nghèo. Với trên 1,2 ha đất nuôi tôm kết hợp trồng lúa và trồng hoa màu, mỗi năm gia đình ông thu nhập trừ chi phí còn lãi trên 100 triệu đồng. Ðó chưa kể đến nguồn lợi từ nuôi cá chình, cá bống tượng và chăn nuôi gà, vịt.
Ông Lâm Việt Triều thông tin thêm, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện tại, xã đã hoàn thành được 11/19 tiêu chí. Còn lại 3 tiêu chí gần đạt, dự kiến sẽ công nhận vào cuối năm 2016, đó là tiêu chí điện, trường học và môi trường.
Bà Trần Xuân Ngọt, gia đình cách mạng ấp Láng Cùng, bộc bạch: “Hồi trước, đời sống của người dân ở đây vất vả lắm, đường sá lầy lội, tối đến thì đèn dầu leo lét. Nhờ sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, mấy năm qua sản xuất lúa - tôm kết hợp với nuôi cá chình, cá bống tượng, trồng rau nên dân đều khá lên, lộ làng thông thoáng, nhà nào cũng có điện”.
Trong những ngày đầu của tháng 9 lịch sử, đứng dưới chân bia tưởng niệm Khu di tích Lung Lá - Nhà Thể cảm thấy thiêng liêng biết bao trước những đổi thay ở một vùng đất bom cày, đạn xới. Với ý chí kiên cường của người dân, tin rằng vùng đất cách mạng này sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai./.
Bài và ảnh: Trúc Ly
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·“Vá lỗ hổng” thông tư về nhập khẩu đường
- ·4 chiêu trò lừa đảo mạo danh đang được kẻ xấu sử dụng tấn công người dùng
- ·Loạt nhà mạng Mỹ bị xâm phạm nghiêm trọng
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·Những tính năng bảo mật quan trọng nhất trên iOS 18
- ·“Chiếc đinh ba” giúp Trung Quốc đạt thành tựu chuyển đổi số
- ·Pháp giải thích lý do bắt CEO Telegram
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Tiêu thụ thép tăng khá
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Thành phố Yên Bái nỗ lực đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số
- ·CMC Telecom tiếp tục nhận giải thưởng quốc tế về Data Center
- ·EVN “hứa” không tăng giá điện
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Vốn FDI đăng ký vẫn giảm
- ·Xuất khẩu sắn cả năm có thể đạt 1,5 tỷ USD
- ·Chuyển dữ liệu sang máy chủ Mỹ, hãng gọi xe bị phạt 290 triệu euro
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Ưu tiên điện lưới cho các trạm BTS kiên cố, chịu được rủi ro thiên tai cấp 4