会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bắt kèo bóng đá】Sôi động Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang!

【bắt kèo bóng đá】Sôi động Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang

时间:2025-01-10 00:14:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:320次

VHO -Từ ngày 17-19.4,ôiđộngNgàyhộiVănhóaThểthaovàDulịchđồngbàodântộcChămtỉbắt kèo bóng đá Sở VHTTDL An Giang phối hợp cùng UBND huyện Châu Thành tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang, lần thứ X năm 2024.

Sôi động Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang - ảnh 1
Tiết mục đặc sắc tại Ngày hội

Phát biểu khai mạc Ngày hội, Giám đốc Sở VHTTDL Nguyễn Khánh Hiệp cho biết, việc tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chăm; góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Chăm; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc từ những hoạt động văn nghệ, ẩm thực, thể dục thể thao của đồng bào Chăm An Giang với du khách trong và ngoài tỉnh.

Ngay sau phần khai mạc là chương trình Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống của bốn đội văn nghệ quần chúng dân tộc Chăm đến từ xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành); xã Quốc Thái, xã Đa Phước, xã Nhơn Hội (huyện An Phú). Mỗi đội đã trình diễn chương trình ca múa nhạc dân tộc, gồm những tiết mục nghệ thuật và biểu diễn trang phục truyền thống như: trang phục cưới, lễ hội, trang phục sinh hoạt hằng ngày, trong lao động, sản xuất… thể hiện nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa, trang phục đặc thù của đồng bào dân tộc Chăm An Giang.

Sôi động Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang - ảnh 2
Hội thi dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên chuyên và không chuyên người dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống

Diễn ra tại Nhà thi đấu đa năng huyện Châu Thành, ngoài phần Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống, Ngày hội còn có các hoạt động khác như: Liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục truyền thống; liên hoan văn hóa ẩm thực truyền thống; triển lãm ảnh, trưng bày hiện vật chủ đề “Di sản văn hóa dân tộc Chăm An Giang”; các hoạt động thể thao bóng đá, bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, việt dã…

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang được định kỳ tổ chức hai năm lần và luân phiên tổ chức trên địa bàn các huyện, thị xã có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. Đây là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên chuyên và không chuyên người dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó phát hiện những tài năng trong lĩnh vực văn hóa, thể thao đồng bào Chăm, nhằm bồi dưỡng, đào tạo, tạo nguồn cho tỉnh tham gia các hoạt động cấp khu vực và toàn quốc trong thời gian tới.

Sôi động Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang - ảnh 3
Phần thi diễn của đội văn nghệ quần chúng dân tộc Chăm

Sau ba ngày tranh tài sôi nổi và quyết liệt, tối 19.4, Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm tỉnh An Giang lần thứ X năm 2024 đã tổ chức tổng kết, trao giải tại Nhà thi đấu đa năng huyện Châu Thành (An Giang). Ban tổ chức đã trao hai giải Nhất, hai giải Nhì, hai giải Ba, một giải Tư và bốn giải Khuyến khích ở nội dung ẩm thực và thể thao; 30 giải A, 21 giải B cho các xóm Chăm tham dự Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống tại Ngày hội.

Hiện nay, đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tại các tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều ở các tỉnh: An Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận... Tại tỉnh An Giang hiện có 8 xóm Chăm với hơn 17.570 người, đồng bào Chăm sống quần tụ hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau theo từng xóm, thuộc địa bàn các xã: Vĩnh Trường, Đa Phước, Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình (huyện An Phú), xã Châu Phong (TX. Tân Châu), xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú), xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành) và một làng nhỏ ở phường Mỹ Long, TP Long Xuyên. Mỗi xóm đều có thánh đường và vị giáo cả đứng đầu.

Sôi động Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang - ảnh 4

Các làng Chăm ở An Giang còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Người Chăm ở An Giang chủ yếu sống bằng nghề dệt thủ công, làm nông, nghề chài lưới và mua bán. Trải qua sự biến động không ngừng của lịch sử nhưng đồng bào Chăm bên cạnh sự hòa nhập, gắn bó cùng các dân tộc khác vẫn còn giữ những nét truyền thống lâu đời và độc đáo trong đời sống văn hóa hàng ngày. Dấu ấn văn hóa Chăm thể hiện rõ nét trong kiến trúc, điêu khắc, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, vải thêu, hoa văn, gốm… tạo nên nét đặc sắc trong di sản văn hóa Việt Nam.

Sôi động Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang - ảnh 5
Sau ba ngày diễn ra sôi động, Ban Tổ chức Ngày hội đã tổ chức tổng kết, trao giải tại Nhà thi đấu đa năng huyện Châu Thành

An Giang có bảy Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và hai Di tích quốc gia đặc biệt, 28 Di tích cấp quốc gia, tám Bảo vật quốc gia, một Di sản Văn hóa thế giới... Trong đó, đồng bào Chăm tỉnh An Giang có hai Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam” và “Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm”. Đây là kho tàng, vốn văn hóa dồi dào, là niềm tự hào của mỗi người dân An Giang.

Với phương châm “Lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động", biến di sản thành nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh An Giang đã và đang đưa ra nhiều giải pháp cụ thể, nhằm tạo sức sống mới cho di sản, để di sản mãi mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc tộc, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

 

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
  • PM to attend 2017 World Economic Forum on ASEAN
  • President attends Việt Nam
  • Party action recommended against ex
  • Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
  • President attends Việt Nam
  • PM addresses ASEAN economic summit
  • Hosting of APEC 2017 reflects VN’s int’l stature: Deputy PM
推荐内容
  • Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
  • ASEAN should uphold community spirit: PM Phuc
  • President receives RoK National Assembly Speaker
  • Việt Nam, Angola seek to boost ties
  • Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
  • Senior Party official loses Politburo membership