【kết quả bóng đa hôm nay】Dãn thời gian tăng giá dịch vụ công
Trong nhóm các giải pháp kiến nghị quản lý, điều hành và bình ổn giá, đặc biệt đối với giá dịch vụ khám chữa bệnh và dịch vụ giáo dục (học phí) từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính đề nghị:
Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị y tế trực thuộc các bộ, ngành chưa điều chỉnh giá theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTC-BYT thì phải có tiến độ hợp lý từ quý II đến quý IV-2013 theo nguyên tắc đăng ký lộ trình và thời điểm điều chỉnh giá với Bộ Y tế. Bộ Y tế chủ trì có ý kiến đối với các địa phương và các bộ, ngành để bảo đảm điều hòa không để nhiều tỉnh điều chỉnh vào một thời điểm. Bộ Y tế và các địa phương cân nhắc thời điểm cụ thể, hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng tăng giá chung.
Về lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng lộ trình phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với giá dịch vụ giáo dục mà cụ thể là giá học phí, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn địa phương và các cơ sở giáo dục công lập thời điểm điều chỉnh một cách hợp lý, không để nhiều tỉnh, thành phố cùng tăng học phí vào một thời điểm, nhất là mùa khai giảng năm học mới (tháng 9-2013), nhằm tránh tác động đột biến lên mặt bằng giá.
Trong công văn mới đây gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu ký cho biết, trong cơ cấu tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), học phí (nhất là học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông) chiếm tỷ trọng lớn.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, việc tăng học phí tác động mạnh đến CPI. Cụ thể, nếu so với tháng trước, CPI nhóm giáo dục tháng 9-2010 tăng 12,02%; tháng 9-2011 tăng 8,62%; tháng 9-2012 tăng 10,54%, chiếm khoảng từ 27-52% chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng và năm tương ứng do nhiều địa phương đồng loạt tăng học phí khi bước vào khai giảng năm học mới.
Trên thực tế, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1-2013 tăng mạnh có nguyên nhân từ việc tăng giá dịch vụ y tế. CPI tháng 1-2013 tăng 1,25% so với tháng 12-2012, gấp nhiều lần tốc độ tăng CPI của 3 tháng cuối năm 2012 (tăng tương ứng 0,65%; 0,47% và 0,27%), riêng dịch vụ y tế tăng đến 9,5% do 11 tỉnh thành đồng loạt tăng giá.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, trong khi chưa xử lý được cái gốc của lạm phát, thì phải hết sức thận trọng trong việc điều chỉnh những loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, như giá điện, giá than, giá nước sạch, vé xe bus, học phí, viện phí. Các loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải điều chỉnh tăng dần để tiếp cận với giá thị trường, nhưng tăng vào lúc nào, mức độ tăng bao nhiêu thì phải cân nhắc, tính toán hết sức cẩn trọng trước khi điều chỉnh, ông Thỏa nêu quan điểm.
Theo Thông tư liên tịch số 04 của Liên bộ Tài chính- Y tế, từ nay đến cuối năm sẽ còn 5 tỉnh, thành phố (trong đó có Hà Nội và TP.HCM) sẽ tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh. Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước có khả năng sẽ tăng giá dịch vụ giáo dục phổ thông, mầm non năm học 2013-2014 theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đại diện của Viện Chiến lược Chính sách tài chính tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam 2013 và những thách thức", lạm phát năm 2013 sẽ ít chịu tác động từ biến động giá của các yếu tố bên ngoài mà chủ yếu phụ thuộc vào sự biến động, giá của mặt hàng trong nước và chính sách điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản như xăng, điện, giáo dục, y tế... Đây là những nhân tố chính chi phối việc thực hiện mục tiêu lạm phát của cả năm 2013.
Nếu giá xăng và giá điện đều tăng 20% thì lạm phát có thể tăng thêm 1,73%. Nếu tỷ giá được điều chỉnh tăng 4% và sự điều chỉnh này được chuyển hết vào giá hàng nhập khẩu và giá năng lượng (điện, xăng dầu) thì lạm phát tăng thêm khoảng 2%, trong đó 1,6% tăng là do tăng giá hàng nhập khẩu và 0,4% tăng do tăng giá điện và xăng. (Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia). |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Sửa đổi một số nội dung tại Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu
- ·Lê Quang Liêm cầm hòa thần đồng cờ vua Ba Lan tại Olympiad 2024
- ·HLV Thanh Hóa nói gì sau trận thắng CAHN?
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Kết quả Inter Miami 1
- ·Thực hư chuyện DN “tố” Hải quan: Hải quan Quảng Ninh đã giải quyết thủ tục đúng quy định
- ·Nhận định CAHN vs Lion City Sailors, 19h30 ngày 25/9
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Bùi Hoàng Việt Anh báo tin vui với HLV Kim Sang Sik
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến 2020: Nhiều bước tiến trong công tác quản lý hải quan
- ·Rafaelson nhập tịch khiến cuộc đua Vua phá lưới V
- ·Bắc Ninh: Gần 300 doanh nghiệp sẽ sử dụng hóa đơn điện tử
- ·Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- ·Thực phẩm đông lạnh được làm thủ tục tại ICD Quảng Bình, Hải Phòng
- ·Nhận định Nam Định vs Lee Man, 19h00 ngày 18/9
- ·Lê Quang Liêm thua vua cờ Magnus Carlsen, Việt Nam vẫn hòa Na Uy
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ kết nối Cơ chế một cửa quốc gia