【kết quả giao hữu đêm qua】Ðeo khẩu trang vì sợ... mất 2 triệu đồng
(CMO) "... Mày đeo vô đi, nếu không mất 2 triệu đồng thì đừng có trách...". Ðây là "lời khuyên" của cậu thanh niên dành cho người bạn đi cùng tôi nghe được tại một quán cà phê. Và "lời khuyên" này không mấy lạ tại thời điểm này, bởi nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, sai lệch bản chất của việc đeo khẩu trang trong phòng, chống dịch bệnh.
Diễn biến dịch Covid-19 đang phức tạp, chính quyền địa phương, ngành chức năng đã và đang thiết lập các trạng thái đảm bảo khống chế dịch ở mức cao nhất, tránh lây lan trên diện rộng. Cùng với đó là nhiều giải pháp, chương trình hành động được triển khai đến thời điểm này, từ việc cho học sinh nghỉ học, tạm dừng một số cơ sở kinh doanh không cần thiết, kích hoạt lại các trạm kiểm soát dịch tại một số tuyến đường huyết mạch có lưu lượng phương tiện đông đúc, đến việc kiểm tra, xử lý hành vi không đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
Theo quan sát của chúng tôi, trong hàng loạt những giải pháp được đưa ra đến thời điểm hiện tại, chuyện đeo khẩu trang được sự quan tâm cao của cộng đồng.
Nhiều người đeo khẩu trang nhằm đối phó khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý, mà không vì mục đích phòng, chống dịch bệnh. |
Với cái nhìn tổng thể, bên cạnh một bộ phận người dân có thái độ lơ là, chủ quan, vô tình hay hữu ý không đeo khẩu trang theo chỉ đạo chung, thì việc đeo khẩu trang đã được đại bộ phận người dân thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, đằng sau sự nghiêm túc ấy lại là câu chuyện khiến chúng ta cần phải suy ngẫm. Ðó là đeo khẩu trang không vì mục đích phòng, chống dịch, mà vì sợ mất một số tiền đáng kể khi bị phạt, bởi mức phạt thường được áp dụng là 2 triệu đồng cho một trường hợp vi phạm.
Ðeo khẩu trang là câu chuyện cửa miệng quá đỗi quen thuộc đối với nhiều người ở thời điểm hiện tại. Ði đến đâu, người ta cũng bàn về chuyện chiếc khẩu trang và phạt vạ của ngành chức năng đối với hành vi này.
Chúng tôi có mặt tại quán cà phê trên địa bàn Phường 9, TP Cà Mau vào một buổi sáng. Khi mọi người đang thưởng thức ly cà phê sáng thơm ngon, ai cũng đang chăm chú vào câu chuyện của chính mình, thì bất chợt có tiếng của cậu thanh niên bàn kế bên làm câu chuyện chợt ngưng lại: "Sao mày đến muộn thế? Ủa, khẩu trang mày đâu? Mày đeo vô đi, nếu không mất 2 triệu đồng thì đừng có trách".
Và suốt buổi chuyện, chiếc khẩu trang là chủ đề chính của nhóm bạn ấy. Từ chuyện bà hàng xóm mới bị phạt 2 triệu đồng do không đeo khẩu trang, đến việc khẩu trang mua ở đâu giá tốt, mua khẩu trang loại gì thì giá cả phải chăng và hợp thời trang...
Ðể có thể hiểu thêm về ý thức người dân đối với việc đeo khẩu trang trong phòng, chống dịch, rời quán cà phê, chúng tôi đến Công viên Hùng Vương (Phường 5, TP Cà Mau). Tại đây, việc đeo khẩu trang được nhiều người chấp hành khá tốt. Bắt chuyện với một người đàn ông đứng tuổi, sau một hồi hỏi chuyện làm quen, tôi hỏi chú ấy đeo khẩu trang này quen không, có khi nào chú quên đeo khi ra ngoài hoặc đến nơi công cộng không, người đàn ông đáp: "Không quen cũng phải quen thôi. Bây giờ họ bắt dữ lắm, không đeo lớ quớ mất 2 triệu đồng như chơi...".
Theo quan sát của chúng tôi, hiện tại người dân đã quen dần với thói quen đeo khẩu trang khi ra đường. Nhưng việc đeo như thế nào đúng cách, hơn hết mục đích quan trọng là phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình, cộng đồng thì lại là một khái niệm khá mơ hồ. Thông thường, họ sử dụng chiếc khẩu trang nhằm đối phó sự kiểm tra, xử lý của ngành chức năng.
Từ nhận thức đeo khẩu trang không vì mục đích phòng bệnh, đến việc đeo khẩu trang không đúng cách là một trong những tác nhân khiến dịch bệnh diễn biến phức tạp càng phức tạp hơn.
Trên thực tế, việc đeo khẩu trang là bảo vệ chính mình và giảm thiểu nguy cơ lây cho người khác nếu không may bản thân bị bệnh. Tuy nhiên, dùng khẩu trang không đúng cách còn phản tác dụng.
Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy của việc đeo khẩu trang không đúng cách là sờ tay thường xuyên lên khẩu trang, sờ vào mặt ngoài khẩu trang, đeo khẩu trang để lỗ mũi ra ngoài, tháo khẩu trang và vứt bỏ không đúng chỗ, khẩu trang dùng một lần nhưng lại sử dụng nhiều lần...
Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã và đang kêu gọi người dân chủ động phòng, chống dịch Covid-19 bằng cách thực hiện tốt các giải pháp. Trong đó, đeo khẩu trang là hành động được ưu tiên hàng đầu.
Bằng chứng thực tiễn cho thấy, một người khi mang khẩu trang là để bảo vệ bản thân, đồng thời bảo vệ người khác khỏi hít phải các giọt bắn của chính mình. Do đó, đeo khẩu trang đúng cách chính là vũ khí phòng dịch quan trọng và hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Ðể làm được điều này, thiết nghĩ công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền ở tuyến cơ sở, khu vực dân cư cần được quan tâm đúng mức hơn. Việc tuyên truyền không chỉ dừng lại ở sự cần thiết phải đeo khẩu trang, mà sâu hơn là đeo khẩu trang đúng quy cách. Tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu và nâng cao nhận thức trong việc đeo khẩu trang đúng cách. Xoá bỏ tâm lý đeo khẩu trang nhằm tránh bị xử phạt vi phạm hành chính, mà đeo khẩu trang phải xuất phát từ nguyên tắc phòng dịch, đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội.
Theo ngành y tế, đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng trong phòng chống dịch Covid-19. Việc đeo khẩu trang thế nào đúng cách cần phải được quan tâm đúng mức. 1. Cách đeo khẩu trang - Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang. - Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang. - Bước 3: Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài. - Bước 4: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng, đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang. Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. |
Văn Ðum
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 85% dự toán
- ·Thu hoạch khoảng 75% diện tích lúa Hè thu
- ·Dịch vụ ăn uống tại chỗ hoạt động trở lại
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Giá cá thát lát tăng trở lại
- ·Người trồng nhãn Idol thất thu
- ·DDCI là tấm gương phản ánh thực chất
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Chi phí xuống giống vụ mía mới tăng gần 1 triệu đồng/công
- ·Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Giá nhãn Ido tăng gần 10.000 đồng/kg
- ·Tỷ lệ đô thị hóa ở Hậu Giang đạt 29%
- ·Phun khử trùng khu vực chăn nuôi của trên 26.000 hộ dân
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Giá quýt đường tăng thêm 5.000 đồng/kg
- ·Nỗi lo người trồng mía
- ·Tìm hướng giải cơn “khát” vốn vay cho hợp tác xã
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Giá heo hơi tăng, giá thịt cận tết vẫn ổn định