【kết quả tigres】Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
Quốc gia nào khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng Việt Nam?ợptáclàquotchìakhóaquotđảmbảođiềutraphòngvệthươngmạicôngbằngsuônsẻkết quả tigres Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi bị Hoa Kỳ điều tra phòng vệ thương mại? Chia sẻ trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn chuỗi cung ứng hàng hóa |
Khi xuất khẩu lớn và có sức cạnh tranh thì đi liền là nguy cơ gia tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Ảnh: N.H |
Thông tin tại Hội thảo “Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu hàng hóa và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức, ngày 12/11.
Theo Bộ Công Thương, những năm gần đây, phòng vệ thương mại nổi lên là một trong các công cụ hợp pháp, hữu hiệu và được nhiều thành viên WTO sử dụng.
Do xuất khẩu nhiều sang thị trường Á - Phi và châu Đại Dương, Việt Nam phải đối mặt với các vụ việc về phòng vệ thương mại tại các thị trường này.
Thống kê của Bộ Công Thương, có tới 14/25 nước thuộc nhóm thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại dương đã điều tra 145/268 vụ việc phòng vệ thương mại khác nhau đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Các nước điều tra nhiều nhất là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Indonesia, Philippines… Chỉ riêng trong ASEAN, 4 nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan đã điều tra 52 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa của Việt Nam. Còn tại châu Đại Dương, Úc cũng đã điều tra 19 vụ việc với Việt Nam.
Bộ Công Thương đã triển khai hàng hoạt các công tác hỗ trợ các hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương; phối hợp với các cơ quan liên quan tham gia với tư cách một bên liên quan trong các vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với Chính phủ.
Tại nhiều thị trường quan trọng, Bộ Công Thương đã thành công trong việc bảo vệ các lập luận chứng minh Chính phủ không trợ cấp và không can thiệp vào thị trường để tạo ra lợi thế bất bình đẳng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ở góc độ địa phương, theo Sở Công Thương Hà Nội, đơn vị đã tham mưu UBND thành phố phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại, như vụ Ấn Độ điều tra chống trợ cấp thép không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam năm 2018; vụ Australia điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ống thép chính xác của Việt Nam năm 2020…
Tuy nhiên, doanh nghiệp và cán bộ quản lý tại các quận, huyện, thị xã còn thiếu quan tâm, hạn chế và bị động trước các vụ việc phòng vệ thương mại. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn chưa cao.
Doanh nghiệp Hà Nội chưa kết hợp sức mạnh của các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, cùng chuỗi sản xuất, các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc thay đổi để đáp ứng với các rào cản kỹ thuật của các nước khi tham gia vào các thị trường nước ngoài.
Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với các vụ phòng vệ thương mại, ông Nguyễn Minh Kế, Chủ tịch Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam cho biết, đầu tiên doanh nghiệp cần sẵn sàng ứng phó với các vụ phòng vệ thương mại.
Theo đó, doanh nghiệp cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm; nghiên cứu và phát triển, cải tiến quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao; tập trung vào chất lượng thay vì giá cả để tránh bị điều tra.
Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật thông tin về các biện pháp phòng vệ thương mại và xu hướng thị trường quốc tế.
Xây dựng hệ thống lưu trữ hồ sơ chi tiết và có tổ chức, bao gồm tài liệu tài chính, sản xuất và bán hàng để dễ dàng cung cấp khi cần thiết. Tổ chức các khóa đào tạo về phòng vệ thương mại cho nhân viên để nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần thu thập chứng cứ để ứng phó với các vụ việc điều tra. Việc thu thập chứng cứ là bước quan trọng trong quá trình ứng phó với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại, trong đó có ba loại chứng cứ chính: dữ liệu giá cả, chứng cứ thiệt hại, hồ sơ tài chính.
Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Nhôm thanh định hình Việt Nam việc hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình điều tra diễn ra suôn sẻ và công bằng.
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), tính đến ngày 31/10, trong số các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam, các vụ điều tra chống bán phá giá (147 vụ việc) và tự vệ (54 vụ việc) chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng là 54,8% và 20,1%. Trong khi đó, các vụ việc điều tra chống trợ cấp (29 vụ việc) chiếm tỷ lệ nhỏ hơn do tính chất phức tạp của vụ việc, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng do hiệu ứng domino, xu hướng bảo hộ. Ngoài ra, điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (38 vụ việc) đang có xu hướng gia tăng và trở thành một công cụ bảo hộ được các nước ngày càng áp dụng nhiều. |
(责任编辑:La liga)
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Nhiều trường hợp nghi nhiễm COVID
- ·TX.Bến Cát: Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh
- ·Sở Y tế: Tiếp nhận 6.000 áo y tế do một doanh nghiệp trao tặng
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·TP.HCM sắp vận hành Trung tâm thương mại rộng 62.000m2
- ·Tuyên truyền phòng chống Covid
- ·Loại bỏ các dự án khu công nghiệp không hiệu quả
- ·Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- ·Quỹ đầu tư Qatar mua Keangnam Hanoi Landmark Tower
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Bí quyết vươn lên trong khủng hoảng bất động sản
- ·PMH khai trương nhà mẫu dự án Scenic Valley
- ·Nhiều địa phương phát khẩu trang miễn phí cho người dân
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Sau căn hộ đến lượt biệt thự rầm rộ bung hàng
- ·Làm quy hoạch khu vực cầu Phù Đổng đến bắc Cầu Đuống
- ·Bàu Bàng: Phối hợp tổ chức đợt tiếp nhận máu năm 2020
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Dự án Times City nhận cú đúp giải thưởng quốc tế