【paris đấu với pau】Khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị các dự án giao thông lớn trong năm 2021
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. |
Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020,ẩntrươnghoàntấtcôngtácchuẩnbịcácdựángiaothônglớntrongnăparis đấu với pau giai đoạn 2016 – 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021, nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2021 -2025 của Bộ GTVT được tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong 5 năm tới của ngành GTVT là rất nặng nề. Cụ thể, đến cuối năm 2025, ngành GTVT phải tập trung đầu tưhoàn thành toàn bộ tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau; một số tuyến cao tốc kết nối 2 trung tâm kinh tếlà Hà Nội; Tp.HCM, đặc biệt là các đường vành đai. Tính tổng cộng, trong 5 năm tới, Bộ GTVT sẽ phải hoàn thành đưa vào khai thác 3.858 km đường cao tốc.
Đây là một thách thức lớn bởi tại Nghị quyết 13 – NQ/TƯ và quy hoạch đường bộ cao tốc đặt ra mục tiêu đến hết năm 2020 sẽ đưa vào sử dụng 2.000 km đường cao tốc, hiện đại hóa đường sắt Bắc – Nam hiện có. Tuy nhiên, đến cuối năm 2020, cả nước mới chỉ có 1.163 km đường cao tốc được đưa vào khai thác. 11 dự ánthành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông theo kế hoạch phải hoàn thành trong giai đoạn 2020 nhưng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, hiện mới chỉ bố trí nguồn lực và khởi công được 8 dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công.
“Trong giai đoạn 2016 – 2020, chúng ta đặt mục tiêu thực hiện kế hoạch đầu tư hơn 600km đường cao tốc, phải mất 2 năm mới xong công tác chuẩn bị đầu tư, chỉ còn 3 năm để GPMB và thực hiện đầu tư. Trong nhiệm kỳ tới Bộ GTVT phải khắc phục tình trạng này, xong hết công tác chuẩn bị đầu tư ngay trong năm đầu nhiệm kỳ”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Theo Phó Thủ tướng, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng bậc nhất của Bộ GTVT trong giai đoạn 2021 – 2025 vẫn là phải tập trung là hoàn thiện thể chế, pháp luật liên quan đến ngành GTVT, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút hiệu quả nguồn lực cho đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT.
Kế đó, cần khẩn trương rà soát, hoàn thành các quy hoạch ngành GTVT (theo Luật Quy hoạch) như Quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, hệ thống cảng biển, càng hàng không, sân bay, đường thuỷ nội địa và triển khai có hiệu quả các quy hoạch được phê duyệt.
Trong bối cảnh nguồn lực có hạn, để hoàn thành mục tiêu cả nước có 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030; hoàn thành một số tuyến metro quan trọng tại Hà Nội, Tp.HCM, Bộ GTVT cần có giải pháp để khơi thông, giải phóng nguồn lực xã hội.
"Phải hoàn thiện pháp luật PPP để tháo gỡ khó khăn nhằm huy động các nguồn lực, để người đầu tư cảm thấy an toàn. Bây giờ các tổ chức tín dụng thấy không hiệu quả, rủi ro cao nên không vào cuộc khiến các dự án PPP thất bại. Nếu chúng ta thất bại trong việc thu hút đầu tư giao thông theo hình thức PPP thì chắc chắn không thể thực hiện mục tiêu phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng theo chiến lược được", Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.
Phó Thủ tướng lưu ý ngành GTVT cần phải quan tâm thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2021, giai đoạn 2021 – 2025, trong đó ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đã có nguồn vốn, các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án quan trọng của ngành. Trong năm 2021, cùng với việc hoàn thành dứt điểm công tác chuẩn bị các dự án mới, Bộ GTVT phải đẩy nhanh công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầuxây lắp thực hiện các dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông theo hình thức đầu tư PPP và đầu tư công; Khẩn trương triển khai Dự án đầu tư Cảng cảng hàng không quốc tế Long Thành; phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội và TP.HCM đẩy tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư…
“Bộ GTVT sớm có kế hoạch triển khai nghị quyết số 01 năm 2021 về các giải pháp hoàn thành kế hoạch năm 2021 và nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệpngay khi 2 nghị quyết quan trọng này được Chính phủ ban hành. Đây là những tiền đề quan trọng để ngành GTVT có thể bứt phá ngay trong những năm đầu của nhiệm kỳ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá rất cao những kết quả mà ngành GTVT đạt được trong năm 2020 và giai đoạn 2016 – 2020.
Cả ngành giao thông đều rất trách nhiệm, tích cực, từ đồng chí Bộ trưởng đến các đồng chí Thứ trưởng và cán bộ công nhân trong ngành. Chỗ nào khó khăn nhất đều có mặt của ngành Giao thông, cả ngoài biển, cả trên đất liền, cả đồng bằng, cả miền núi, mở đường, thông tuyến, nhất là trong những lúc thiên tai, địch họa - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá.
Được biết, trong năm 2020, Bộ GTVT đã kịp thời hoàn thành đưa vào khai thác 21 công trình, dự án và hoàn tất thủ tục, triển khai thi công 19 công trình dự án mới. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, Bộ GTVT đã hoàn thiện thủ tục và triển khai khởi công 03 dự án thành phần được chuyển sang hình thức đầu tư công (đoạn Mai Sơn - QL45, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây); đồng thời, Bộ đã trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị chuyển đổi hình thức đầu tư đối với 2 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP do không lựa chọn được nhà đầu tư (QL45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu) và đang tích cực đánh giá hồ sơ đề xuất tài chínhcủa nhà đầu tư đối với 3 dự án thành phần có nhà đầu tư đáp ứng (Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo), dự kiến hoàn thành và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong tháng 12/2020. Tích cực phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo để sớm khởi công một số hạng mục thuộc Dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Bộ GTVT cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thể chế đối với dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành; đã tiến hành động thổ Cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ thuộc dự án WB6; tập trung triển khai để đưa vào khai thác một số hạ tầng giao thông quan trọng như tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Dự án nâng cấp, sửa chữa đường cất, hạ 6 cánh, đường lăn cảng sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông, triển khai hệ thống thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng...
Ngoài ra, để minh bạch, tránh tiêu cực, thất thoát và hướng tới sự hài lòng cao nhất cho người tham gia giao thông, hiện nay Bộ GTVT đang phối hợp với các nhà đầu tư, ngân hàngtriển khai áp dụng công nghệ thu phí không dừng tại các trạm thu phí theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- ·Chính thức khởi động mạng lưới hợp tác về trí tuệ nhân tạo Việt Nam
- ·Chống dịch Covid
- ·VCB Digibank của Vietcombank được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2021
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Thử nghiệm công nghệ biến không khí thành nước uống đạt chuẩn
- ·Hệ thống làm mát không dùng điện có gì đặc biệt?
- ·Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tái chế rác thải nhựa
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
- ·Ray Tomlinson
- ·Bộ Công Thương: Vẫn còn hiện tượng tài xế gặp khó khăn khi lưu thông qua một số chốt kiểm dịch
- ·Vì sao CTCP Dầu khí đầu tư khai thác cảng Phước An bị phạt lên tới 495 triệu đồng?
- ·Tỉnh Bình Thuận cung cấp thông tin dự án Hamubay Phan Thiết
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·ISO 3834 giúp Công ty cổ phần cơ khí kỹ thuật Cao Đại Dũng tạo niềm tin tuyệt đối với khách hàng
- ·Ứng dụng gọi xe công nghệ Go
- ·Lý do đằng sau việc 'thay tên đổi họ' của hệ thống siêu thị Big C là gì?
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- ·Khởi động giải chạy ảo với chủ đề ‘Chạy để sáng tạo’