【bxh bd ba lan】“Trùm” buôn lậu xăng dầu: Mục đích chi 500 triệu/tháng là “bồi dưỡng” để tàu Nhật Minh không bị bắt
Xét xử vụ buôn lậu xăng dầu: Các bị can nào đã nộp tiền khắc phục hậu quả?Trùmbxh bd ba lan Vợ cựu Thiếu tướng Cảnh sát biển “giúp” chồng nhận hối lộ từ “trùm” buôn lậu xăng dầu Cựu Tư lệnh Cảnh sát biển: “Tôi không được bàn bạc, tính toán gì về việc buôn lậu xăng dầu” Xử đại án buôn lậu xăng giả: Nhận 19 tỷ “bôi trơn”, cựu Đại tá quân đội kêu oan, cho là bị ép cung |
"Bồi dưỡng" để không bị kiểm tra
Chiều 13/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 bị cáo liên quan đường dây buôn lậu, làm giả 200 triệu lít xăng với việc tiếp tục phần xét hỏi làm rõ hành vi nhận hối lộ các bị cáo nhằm tạo điều kiện cho hành vi buôn lậu xăng trên biển được trót lọt, không bị phát hiện, bắt giữ và xử lý.
Theo cáo buộc của Viện kiểm sát quân sự Trung ương, tháng 9/2019, Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Phan Lê Hoàng Anh) thực hiện hành vi buôn lậu xăng và tiêu thụ tại Campuchia. Quá trình vận chuyển xăng lậu phải đi qua địa bàn quản lý của Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Trường Long Hòa, tỉnh Trà Vinh do thượng tá Nguyễn Văn Hùng làm Đồn trưởng.
Để làm rõ hành vi nhận hối lộ của các bị cáo, đại diện Viện kiểm sát quân sự đề nghị Hội đồng xét xử cho “ông trùm" buôn lậu Phan Thanh Hữu lên đối chất.
Trả lời trước toà, ông Hữu xác nhận, do có các tàu mang tên Nhật Minh vận chuyển xăng dầu qua địa bàn Hùng quản lý, nên bị cáo đã liên lạc và đến Trà Vinh gặp Nguyễn Văn Hùng để nhờ Hùng giúp đỡ, tạo điều kiện để quá trình vận chuyên không bị kiểm tra, bắt giữ.
Chiều 13/7, Tòa án Quân sự quân khu 7 tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo |
Cũng theo ông Hữu, ông Hữu đã nói với Hùng mỗi tháng Hữu sẽ chi cho Hùng số tiền 500 triệu đồng và được Hùng đồng ý. Từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020, tổng cộng Hữu đã chuyển cho Hùng số tiền là 3 tỷ đồng.
Theo lời khai của ông Hữu, tiếp đó, đến tháng 1/2020, Hữu và Nguyễn Hữu Tứ có ý định hợp tác cùng nhau để vận chuyên xăng lậu từ nước ngoài về cho Tứ tiêu thụ tại Vĩnh Long và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Vì vậy, Hữu tiếp tục xuống Trà Vinh gặp Hùng để bàn bạc, thống nhất các nội dung nhờ Hùng giúp đỡ.
“Lần gặp nhau này tôi với Hùng đã thống nhất phải chi cho các lực lượng chức năng. Cụ thể với số tiền 500 triệu đồng sẽ chi cho Phạm Văn Trên (Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh) 100 triệu đồng, Lê Văn Phương (Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Trà Vinh) 30 triệu đồng và Phạm Hồ Hải (Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải, Trà Vinh) 30 triệu đồng, số tiền còn lại là của Hùng" - ông Hữu khẳng định.
Đối chất với lời khai này của ông Phan Thanh Hữu, ông Nguyễn Văn Hùng xác nhận là đúng.
Khi hội đồng xét xử hỏi, Hùng có biết cụ thể việc tàu Nhật Minh của Hữu thường xuyên đi qua luồng dành cho tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu (luồng Kênh Quan Chánh Bố, thuộc địa bàn quản lý của Đồn Trường Long Hòa) chở xăng dầu lậu không? Ông Hùng trả lời: “4-5 tháng đầu, bị cáo không biết là tàu chở xăng lậu, mãi sau đó khi thấy ông Hữu “chi” nhiều tiền mới đoán chắc chắn có vi phạm. Và cho đến khi Hữu gần bị bắt thì Hùng mới biết là Hữu buôn lậu xăng dầu”.
Hội đồng xét xử tiếp tục đặt câu hỏi cho ông Phan Thanh Hữu, mục đích của việc chi tiền 500 triệu hàng tháng cho ông Hùng là gì? Trả lời câu hỏi, ông Phan Thanh Hữu cho biết: “Việc chi 500 triệu cho ông Hùng là để “bồi dưỡng” để tàu Nhật Minh của ông không bị kiểm tra, bắt giữ”.
Ông Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH thương mại Phan Lê Hoàng Anh) khai tại toà |
Thực tế theo ông Hữu khai: “Từ tháng 9/2019 đến tháng 01/2021, các tàu Nhật Minh không bị kiểm tra, phát hiện và bắt giữ”.Ông Hùng cũng xác nhận đúng vậy.
“Đây là sự tủi nhục, rất đau đớn"
Về phần xét hỏi bị cáo Phạm Hồ Hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải, Trà Vinh. Tại toà, khi được hỏi, đề cập đến chức năng nhiệm vụ của mình, ông Hải cho biết, Cảng vụ hàng hải chỉ có chức năng đảm bảo an toàn hàng hải, kiểm tra các tàu thuyền đến và rời thực hiện đúng thủ tục, khi xét đủ yếu tố an toàn sẽ cấp phép, song song với đó là bảo vệ môi trường và an ninh hàng hải.
Bên cạnh đó, ông Phạm Hồ Hải khẳng định: "Cảng vụ hàng hải không có chức năng kiểm tra hàng hoá. Do đó, không có quyền dừng các tàu đang hoạt động để kiểm tra, chỉ khi có quyết định được phép kiểm tra của các cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện".
Khi Hội đồng xét xử đề cập đền việc có nhận thức được việc nhận tiền của Hữu là tiền hối lộ không? Ông Hải đã bật khóc trước toà và cho biết: “Đây là sự tủi nhục, rất đau đớn rồi, cũng không biết nói gì, tuỳ hội đồng xét xử phân xử”.
Các luật sư tham dự phiên toà |
Theo cơ quan truy tố, tổng số tiền Nguyễn Văn Hùng nhận hối lộ của Phan Thanh Hữu từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2020 là 8 tỷ đồng. Hùng đã chuyển cho Phạm Văn Trên, Lê Văn Phương và Phạm Hồ Hải số tiền 1,6 tỷ đồng.
Trong đó, chi cho Phạm Văn Trên từ tháng 3 đến tháng 12/2020 mỗi tháng 100 triệu đồng, tổng số tiền 1 tỷ đồng; Chi cho Lê Văn Phương từ tháng 01 đến tháng 12/2020 mỗi tháng 30 triệu đồng với tổng số tiền 360 triệu đồng; Chi cho Phạm Hồ Hải từ tháng 2 đến tháng 12/2020 mỗi tháng 30 triệu đồng, tổng số tiền 330 triệu đồng; Nguyễn Văn Hùng được hưởng 6,3 tỷ đồng.
Sau khi nhận tiền hối lộ của Phan Thanh Hữu, Nguyễn Văn Hùng đã không chỉ đạo các lực lượng chức năng của Đồn Trường Long Hòa tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc các tàu Nhật Minh của Phan Thanh Hữu vận chuyển xăng lậu qua địa bàn quản lý của Đồn Trường Long Hòa.
Vào cuối năm 2020, Nguyễn Văn Hùng còn 2 lần chỉ đạo lực lượng chức năng của Đồn Trường Long Hòa tiến hành kiểm tra các tàu Nhật Minh của Phan Thanh Hữu khi đang neo đậu ngoài biển, tại khu vực phao số 0 nhưng không xử lý. Việc kiểm tra nhằm mục đích để các lực lượng chức năng khác trên địa tỉnh Trà Vinh không kiểm tra các tàu Nhật Minh của Hữu nữa vì thấy đã có lực lượng Biên phòng kiểm tra.
Hiện Nguyễn Văn Hùng đã chủ động nộp lại toàn bộ số tiền 6 tỷ đồng tại tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra và phong toả tài khoản tại Ngân hàng CP Quân đội (MB) của Phạm Văn Trên để khắc phục hậu quả.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·Đăng thông tin bịa đặt vụ việc ở Đắk Lắk, 2 người bị phạt 15 triệu đồng
- ·Bình Phước: Nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh thực hiện đạt và vượt
- ·Căn cứ kỷ luật nữ phó chánh văn phòng sở ở trong nhà nghỉ với chồng người khác
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Bộ Công an quyết 'xoá sổ' băng nhóm hủy hoại tài sản, chiếm đất đai ở Bình Thuận
- ·Bộ trưởng Công Thương giải thích lý do nhập khẩu điện của Trung Quốc và Lào
- ·Dân lên rẫy, đi hớt tóc, buôn bán trở lại sau vụ trụ sở xã ở Đắk Lắk bị tấn công
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·Người dân Hà Nội đổ xô đi công viên nước, tắm ao hồ để 'giải nhiệt' nắng nóng
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Đặc nhiệm Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng truy bắt các đối tượng nguy hiểm ở Đắk Lắk
- ·Sợ sinh con trên xe, vợ chồng thai phụ cùng con gái 4 tuổi bị bỏ rơi dọc đường
- ·Truy kích xuyên đêm, bắt thêm 10 đối tượng vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Dân lên rẫy, đi hớt tóc, buôn bán trở lại sau vụ trụ sở xã ở Đắk Lắk bị tấn công
- ·Công an điều tra vụ trục lợi bảo hiểm xã hội hàng trăm tỷ đồng ở Đồng Nai
- ·Đề xuất giãn chu kỳ đăng kiểm xe kinh doanh vận tải, chất lượng có đảm bảo?
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Người dân nấu cơm tặng các chiến sĩ truy kích nhóm tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk