【lps bd hom nay】Agribank xây dựng hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt ở thị trường nông nghiệp, nông thôn
Agribank tặng 2 tỷ đồng cho 2 đội tuyển bóng đá nam và nữ Việt Nam | |
Dịch vụ nhận tiền kiều hối qua Agribank: Nhận tiền nhanh nhiều quà tặng | |
Khách hàng của Agribank trúng giải đặc biệt sổ Tiết kiệm trị giá 1 tỷ đồng | |
Agribank được vinh danh 2 giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2019 |
Nông nghiệp, nông thôn - Thị trường thanh toán tiềm năng
Khu vực nông thôn đang đóng góp 62,5% tổng GDP cả nước, cùng với đó nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng, thực phẩm, nhu yếu phẩm cũng tăng trưởng mạnh mẽ với sức mua hơn 20 tỉ USD/năm, tăng trưởng bình quân 12% về giá trị và 9% về sản lượng qua các năm. 67% giá trị mua hàng của người nông thôn ở các cửa hàng tạp hóa nhỏ, 17% giá trị từ các chợ truyền thống. Người tiêu dùng ở nông thôn thời điểm hiện tại chọn các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa thay vì chợ truyền thống. Khoảng cách, sự khác biệt giữa người tiêu dùng nông thôn và thành thị dường như đã không còn nhiều. Khả năng tiêu dùng của khách hàng nông thôn tăng trưởng tốt hơn thị trường thành thị. Những người chủ động tiếp cận thông tin và đón nhận sự thay đổi đã tăng lên rất nhanh. Có đến 37% người tiêu dùng sẵn sàng thử nghiệm cái mới, nếu họ tin rằng, dịch vụ đó giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn. Họ bắt đầu quan tâm đến những giá trị mới như tư duy cầu tiến, sự quan tâm đến bản thân, nhu cầu tận hưởng.
Theo cơ sở dữ liệu của Global Findex do Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố năm 2017, tỉ lệ người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng ở khu vực nông thôn là 25,2%, trong khi tỷ lệ này là 40% trên toàn quốc.
Từ những con số trên có thể khẳng định nông nghiệp, nông thôn là thị trường tiềm năng cho các nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ và các định chế tài chính trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán sử dụng công nghệ hiện đại.
Agribank chung tay vì “Nông thôn xanh - thanh toán hiện đại”
Với lợi thế là ngân hàng có mạng lưới rộng khắp cả nước, Agribank đã có nhiều hoạt động thiết thực, kết hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban, Ngành, Đơn vị liên quan, cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cùng chung tay triển khai các chính sách hiệu quả hỗ trợ bà con, đặc biệt là trước mỗi nông vụ. Trong bối cảnh “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Agribank triển khai Đề án phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn có vai trò và ý nghĩa kinh tế - xã hội hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương của Chính phủ và Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Kể từ thời điểm triển khai, mặc dù phạm vi rộng khắp 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc với nhiều đặc thù khác biệt, nhưng với nỗ lực vươn dài sự hỗ trợ và kết nối đến bà con, đặc biệt là lòng yêu nghề và am hiểu địa bàn của từng cán bộ Agribank, Đề án bước đầu phát huy được tính hiệu quả với lợi thế về chính sách hỗ trợ sâu, rộng và thủ tục đơn giản, linh hoạt.
“Xanh hóa” tín dụng Nông nghiệp, nông thôn
Thành công của Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 có sự đóng góp, hỗ trợ rất quan trọng của ngành Ngân hàng, trong đó có Agribank. Các chính sách tín dụng dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nhiều chính sách khuyến khích đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực “Tam nông” đã được ban hành. Bên cạnh đó, nhằm góp phần hạn chế và đẩy lùi nạn tín dụng đen trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, đơn giản hóa các khoản tiêu dùng nhỏ lẻ, đồng thời gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các cá nhân, gia đình cũng như các dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại, theo Đề án này của Agribank, các khách hàng được cấp hạn mức thấu chi lên tới 30 triệu đồng khi phát hành thẻ ghi nợ nội địa Agribank, cùng đó là chính sách ưu đãi phí “3 không”:
- Không phí phát hành thẻ;
- Không phí thường niên;
- Không phí quản lý tài khoản;
Khách hàng cư trú hoặc có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn có thể đến bất kỳ điểm giao dịch nào của Agribank để đăng ký phát hành thẻ và nhận những chính sách ưu đãi từ Đề án. Nhằm hỗ trợ khách hàng giải quyết các khoản chi tiêu thiếu hụt tạm thời, thanh toán các chi phí sinh hoạt thiết yếu và các nhu cầu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, đặc biệt là nhu cầu thanh toán đầu vào vật tư nông nghiệp, Agribank đã tối giản hóa các thủ tục để việc tiếp cận nguồn vốn của khách hàng được nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Hiện đại hóa kênh thanh toán Nông nghiệp, nông thôn
Hiện nay, tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn trên toàn quốc có khoảng hơn 1000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ của Agribank, bao gồm cả các đơn vị cung ứng dịch vụ công (điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí,…), các cửa hàng, đại lý cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản và các tiệm tạp hóa. Với số lượng 521 huyện trên địa bàn toàn quốc (theo số liệu của Tổng Cục Thống kê đến tháng 12/2019), Agribank kỳ vọng sẽ tiếp tục trang bị, mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ, đưa các dịch vụ ngân hàng hiện đại đến với người dân khu vực nông thôn, đơn giản hóa các khoản chi tiêu, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
Theo đó, Agribank triển khai chính sách miễn 100% chi phí trang bị, lắp đặt POS cho khách hàng là các pháp nhân, cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ hợp pháp trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời miễn 100% phí chiết khấu cho tất cả các giao dịch thẻ thuộc diện triển khai của Đề án cho Đơn vị chấp nhận thẻ được lắp đặt tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn hoặc các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản, v.v...
Việc triển khai Đề án cùng các chính sách ưu đãi thiết thực hứa hẹn sẽ sớm hiện thực hóa mục tiêu chủ động “đi tắt, đón đầu” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh có sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty Fintech, Trung gian thanh toán; Xây dựng hệ sinh thái khép kín qua ngân hàng giữa khách hàng sử dụng thẻ và các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ; Mở rộng mạng lưới Đơn vị chấp nhận thẻ tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các đơn vị cung cấp dịch vụ công, như: Điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí, v.v... và các đơn vị/cá nhân cung ứng vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản; Đơn giản hóa tối đa thủ tục cho vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ ở khu vực nông thôn, góp phần tham gia đấu tranh, hạn chế “tín dụng đen”; tiếp tục khẳng định sứ mệnh vì “Tam nông”, vai trò chủ lực của Agribank trên thị trường tài chính nông thôn.
Với bề dày và kinh nghiệm hơn ba thập kỷ hoạt động ở thị trường nông nghiệp, nông thôn, Agribank tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của một định chế tài chính hiện đại, định hướng và dẫn dắt thị trường thanh toán phát triển, cùng ngành Ngân hàng có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước, đặc biệt là sự nghiệp phát triển “Tam nông”.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chi nhánh Agribank gần nhất hoặc số điện thoại Trung tâm Chăm sóc, hỗ trợ khách hàng 24/7: 1900558818 để được tư vấn chi tiết.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·‘Bà hoàng’ nữ trang Việt: Phụ nữ nên nhường nhịn chồng
- ·Những cách hiểu sai lầm về lốp xe và cách khắc phục
- ·Giá gas giảm 1.417 đồng/kg từ 1/5
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Vinamilk không sử dụng nguyên liệu của "Công ty sữa nhiễm khuẩn"
- ·Tỷ phú thế giới kiếm đậm trong tuần
- ·Không quỹ bình ổn, người tiêu dùng đã phải trả 600đ/lít xăng
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Loạn son môi "hàng hiệu" giá rẻ trên thị trường
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Treo thưởng phát hiện sai phạm giá thuốc
- ·Sân bay Nội Bài: Gửi xe 4 ngày trả hơn 1 triệu đồng
- ·Giá sữa chạy trước nghị định, thông tư
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Nỗi lo hàng hóa tăng giá theo lương
- ·Đa dạng mẫu găng tay USB sưởi ấm mùa đông
- ·Thu mua lợn mỡ bán sang Trung Quốc
- ·Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- ·Vinamilk đứng top đầu doanh nghiệp hiệu quả nhất năm 2013