【soi kèo arsenal brighton】Tài chính của Dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn rất đáng lo ngại
Phiên họp chiều 11/11 của Quốc hội. |
Thông tin trên được nêu trong báo cáo tiếp thu,àichínhcủaDựánLọchoádầuNghiSơnrấtđánglongạsoi kèo arsenal brighton giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về nội dung này, chiều 11/11.
Hết năm 2023 phải bù giá khoảng 15.727 tỷ đồng
Theo báo cáo này, quá trình thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ thực hiện đúng các quy định của Nghị quyết 42/2021/QH15 đối với khoản bù giá bao tiêu sản phẩm của Dự ánLọc hóa dầu Nghi Sơn, làm rõ căn cứ xây dựng dự toán khoản chi bù giá này.
Một số ý kiến nhất trí với phương án Chính phủ trình, bố trí dự toán cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để thực hiện bù giá bao tiêu sản phẩm của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tờ trình của Chính phủ có thống kê số liệu phải bù giá đến hết năm 2023 khoảng 15.727 tỷ đồng và đề nghị bố trí dự toán năm 2023 khoảng 8.257 tỷ đồng. Tuy nhiên, Chính phủ chưa thuyết minh đầy đủ cơ sở tính toán khoản dự toán này, chưa thuyết minh lý do chưa bố trí đủ dự toán theo số liệu Chính phủ tính toán, đặc biệt là chưa thuyết minh rõ việc xác định số tiền bù giá này đã đồng bộ với các cam kết khác theo đúng thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ theo yêu cầu của Nghị quyết 42.
Đồng thời, giám sát bước đầu của Ủy ban Tài chính- Ngân sách cho thấy tình hình tài chính và sản xuất, kinh doanh của Dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn hiện rất đáng lo ngại (liên tục thua lỗ năm sau lớn hơn năm trước, âm vốn chủ sở hữu, phía Việt Nam thiếu quyền kiểm soát) … và là một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến việc cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước trong năm 2022 vừa qua, trong khi Dự án đang được hưởng những ưu đãi lớn, nhất là về cơ chế bao tiêu.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước tổ chức triển khai kiểm toán và thanh tra các nghĩa vụ thuế, chuyển giá, số vốn nhà nước đã đầu tưvào Dự án… để đánh giá tổng thể thực trạng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của Dự án, trong đó bao gồm cả các nội dung về bao tiêu.
Cho đến nay, các nội dung này vẫn chưa được triển khai và ngày 24/10/2022, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 85/2022/NĐ-CP hướng dẫn về thanh toán bù giá cho cơ chế bao tiêu này. Vì vậy, để bảo đảm về trình tự, thủ tục, căn cứ xây dựng dự toán khoản chi bù giá này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội giao Chính phủ rà soát, tính toán chính xác kinh phí bù giá trong bao tiêu sản phẩm của dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn theo đúng quy định của Nghị quyết 42/2021/QH15 của Quốc hội, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Trường hợp cấp bách, trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Đồng thời, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả, tiến độ thực hiện Thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến các khoản bù giá trong bao tiêu đã thực hiện thời gian qua.
Bố trí đủ vốn cho nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi
Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 đã được Quốc hội thông qua với tổng thu ngân sách trung ương là 863.567 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 757.177 tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách trung ương là hơn 1,29 triệu tỷ đồng, trong đó dự toán 436.204 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Quốc hội giao Chính phủ hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện và thứ tự ưu tiên theo Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chính phủ cũng được yêu cầu bố trí đủ vốn cho các dự án, nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội; ưu tiên thanh toán đủ số nợ xây dựng cơ bản; thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ bố trí đủ vốn cho các dự án đã bàn giao xong, đưa vào sử dụng trước năm 2023, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ngân sách nhà nước tham gia vào các dự án PPP; cũng như bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ trên, số vốn còn lại sẽ được Chính phủ dành cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư.
Yêu cầu tiếp theo được nêu tại nghị quyết là Chính phủ đề cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cũng theo Nghị quyết, thuế bảo vệ môi trường xăng dầu năm 2023 sẽ được phân chia giữa ngân sách trung ương và địa phương trên cơ sở sản lượng xăng dầu sản xuất, bán ra trong nước so với tổng sản lượng xăng, dầu tiêu thụ trên thị trường. Cụ thể, 60% thực hiện phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, 40% còn lại dành để điều tiết 100% về ngân sách trung ương.
Giải trình về căn cứ phân chia tỷ lệ khoản thuế này giữa ngân sách trung ương và địa phương, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tỷ lệ này được đưa ra trên cơ sở dự kiến sản xuất, tiêu thụ 2023-2025 do Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan và các doanh nghiệpkinh doanh xăng dầu cung cấp.
Theo đó, tỷ lệ xăng dầu sản xuất trong nước trên tổng sản lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước 2023 dự kiến là 59%, năm 2024 là 64% và 2025 là 59%. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định tỷ lệ (%) giữa sản lượng xăng dầu sản xuất, bán ra trong nước so với tổng sản lượng xăng, dầu tiêu thụ trên thị trường cho năm 2023 và ổn định trong giai đoạn 2023-2025 theo mức bình quân của 3 năm 2023 - 2025 là 60% thực hiện phân chia số thu giữa ngân sách trung ương và địa phương; tỷ lệ xăng, dầu nhập khẩu so với tổng sản lượng xăng, dầu tiêu thụ trên thị trường là 40%, thực hiện điều tiết 100% về ngân sách trung ương.
Ý kiến đề nghị Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phương án phân bổ, bổ sung dự toán năm với kinh phí ngân sách trung ương chưa phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương là hơn 70.735 tỷ đồng cũng được báo cáo trước khi đại biểu bấm nút.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo Luật Ngân sách nhà nước, Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách trung ương. Tuy nhiên, hiện nay trong phương án trình Quốc hội còn một số nhiệm vụ chưa có phương án phân bổ cụ thể. Do đó, cơ quan thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ hoàn thiện thủ tục, điều kiện phân bổ các khoản chi của ngân sách trung ương chưa phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm trong việc xây dựng dự toán, khắc phục tình trạng số kinh phí chưa phân bổ lớn khi trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Việt Nam, Netherlands strengthen climate cooperation
- ·Lao leader's spouse visits late Party chief's widow
- ·Việt Nam adds voice, leadership to critical discussions on climate change: UN Resident Coordinator
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- ·Việt Nam, Thailand boost friendship through people
- ·Governors, mayors of ASEAN capitals meet in Vientiane
- ·Deputy PM highlights multilateralism, priorities for cooperation in Belt and Road Summit
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Prime Minister meets with Mozambican President
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·NA Chairman holds talks with Speaker of Russian Federation Council
- ·Việt Nam backs efforts to improve peacekeeping operations’ effectiveness, adaptability
- ·Việt Nam, Thailand boost friendship through people
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- ·Việt Nam aims for top 30 global economic ranking by 2030
- ·Vietnamese leaders extend sympathy to Laos over flooding
- ·Top leader’s working trip demonstrates Việt Nam's strong political commitment
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Việt Nam aims for top 30 global economic ranking by 2030