【mha chap】Vi phạm tại 6 dự án BOT, BT ở TP.HCM (phần II)
Thiếu chuyên nghiệp
Như Báo Đầu tư số 78 (ngày 30/6/2017) đưa tin,ạmtạidựánBOTBTởTPHCMphầmha chap Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất Kết luận Thanh tra số 1423/KL - TTCP về việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự ánđầu tưtheo hình thức BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường trên địa bàn TP.HCM.
Bên cạnh Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ, một nhà đầu tư khác có tần suất xuất hiện khá dày trong Kết luận số 1423 là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII). Nhà đầu tư này bị Thanh tra Chính phủ “thổi còi” tới 2 lần về lỗi “vượt quyền” tại Dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội.
Xa lộ Hà Nội, đoạn trên địa bàn quận 9, TP.HCM. Ảnh: Lê Toàn |
Dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội được đầu tư hình thức hợp đồng BOT, với tổng mức đầu tư ban đầu là 2.422 tỷ đồng. UBND TP.HCM chỉ định CII là nhà đầu tư thực hiện Dự án vào năm 2008. Theo kế hoạch, nhà đầu tư sẽ phải hoàn thành vào tháng 4/2013, nhưng do chậm giải phóng mặt bằng, nên đến thời điểm thanh tra, việc thi công nhiều hạng mục xây lắp vẫn chưa thể kết thúc.
Được biết, vi phạm đầu tiên mà CII dính tại Dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội, theo Thanh tra Chính phủ, nằm ở khâu phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Dự án. Theo quy định, trong trường hợp điều chỉnh dự án dẫn tới làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định.
Tuy nhiên, bất chấp quy định chung, CII đã tự phê duyệt điều chỉnh Dự án từ 2.422 tỷ đồng lên 3.822.4 tỷ đồng, chênh lệch 1.400 tỷ đồng là sai thẩm quyền và vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 14 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; mục b, khoản 5, Điều 12 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.
Trong quá trình triển khai Dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội, CII còn bổ sung 10 tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng vào Dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội khi không được chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là UBND TP.HCM (Thông báo số 139/TB-VP ngày 7/02/2015); bổ sung 1.400 tỷ đồng đồng chi phí giải phóng mặt bằng khi chưa có phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
“Sự vượt quyền này là vi phạm Điều 4 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”, Thanh tra Chính phủ khẳng định.
Một tình huống khá hy hữu đã được Thanh tra Chính phủ ghi nhận tại Dự án BOT cầu Bình Triệu II. Tại Dự án cũng do CII làm nhà đầu tư, gồm 7 tiểu dự án với tổng mức đầu tư là 1.717 tỷ đồng này, tính đến thời điểm thanh tra, nhà đầu tư mới hoàn thành việc đầu tư phần 1, giai đoạn II của Dự án, với tổng chi phí là 224 tỷ đồng, nhưng đã tổ chức thu phí hoàn vốn. Đến ngày 6/7/2015, CII có Văn bản số 497/2015/CV-CII đề nghị UBND TP.HCM tạm dừng không thu phí Dự án và được Thành phố chấp nhận tại Văn bản số 4011/UBND-ĐTMT ngày 15/7/2015.
Theo Thanh tra Chính phủ, tính đến thời điểm dừng thu phí ngày 6/7/2015, nhà đầu tư đã thu vượt phương án tài chínhđược lập, nhưng chưa được cơ quan nhà nước phê duyệt là 13,7 tỷ đồng. Đồng thời, CII đã đưa khoản ứng vốn cho Thành phố, nhưng không thuộc hợp đồng là 49 tỷ đồng vào phương án tài chính tại Dự án.
Cần phải nói thêm rằng, sự thiếu chuyên nghiệp của UBND TP.HCM thể hiện rõ nhất tại Dự án Xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu do Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 461 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 69,1 tỷ đồng). Theo kế hoạch, đoạn đường bê tông xi măng rộng 30 m, dài 2,6 km từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu sẽ khởi công vào tháng 6/2012 và hoàn thành vào tháng 6/2014; thời gian khai thác theo phương án hợp đồng là 24 năm. Hiện Dự án vẫn chưa hoàn thành và chưa thực hiện quyết toán công trình.
Theo Điều 11, Thông tư số 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị, thực hiện dự án BOT, đến thời điểm đàm phán hợp đồng, nhà đầu tư phải có cam kết hoặc thỏa thuận bằng văn bản với các nhà cung cấp vốn; đồng thời nhà đầu tư, doanh nghiệpdự án phải huy động vốn phù hợp với tiến độ đầu tư ghi trong hợp đồng dự án và báo cáo việc huy động vốn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng dự án theo quy định.
Tuy nhiên, tại Dự án này, dù hợp đồng BOT số 03 được Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM và Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên ký vào ngày 4/5/2012, nhưng đến tận ngày 9/10/2013, nhà đầu tư mới đệ trình được thông báo tài trợ vốn của Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Điều khó hiểu nữa tại dự án này là tại Bảng 2 của Phụ lục 3, Hợp đồng số 03, nếu chưa tính chi phí vốn chủ sở hữu, Dự án khai thác sau 24 năm mới hoàn trả vốn vay và vẫn còn dư 701,567 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại Bảng 3 của Phụ lục 3, Hợp đồng số 03, nếu tính vốn vay với lãi suất 13,4% và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu 10%/năm, thì sau 24 năm Dự án không có khả năng hoàn vốn, thậm chí lỗ tới 344 tỷ đồng.
“Việc ký kết hợp đồng với các điều khoản không thống nhất sẽ ảnh hưởng đến việc xác định thời gian thu phí và bàn giao dự án BOT cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, Thanh tra Chính phủ kết luận.
Phân định lỗi
Dẫn chiếu các quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, Thanh tra Chính phủ khẳng định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức lập dự án khả thi hoặc chỉ đạo nhà đầu tư lập dự án đầu tư và tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án.
Tuy nhiên, UBND TP.HCM đã để nhà đầu tư phê duyệt dự án vượt thẩm quyền (Dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội); phê duyệt chưa đảm bảo đầy đủ, thiếu chính xác, tăng sai tổng mức đầu tư (Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn An Sương - An Lạc, Dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội, Dự án Xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu).
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án khả thi có chất lượng không cao như trên đã dẫn đến việc đánh giá các dự án chưa đảm bảo mang tính chính xác, khách quan. Đồng thời, điều này cũng khiến cho việc lựa chọn hình thức đầu tư BOT, BT chưa thể khẳng định là hình thức đầu tư mang lại hiệu quả nhất, quản lý chi phí tiết kiệm nhất.
“Những vi phạm đó thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư trong công tác lập dự án khả thi”, Thanh tra Chính phủ cho biết.
Trong công tác ký kết hợp đồng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, các cơ quan chức năng của TP.HCM đã thiếu trách nhiệm trong công việc, nên nhiều hợp đồng chưa đủ trình tự thủ tục, điều khoản mâu thuẫn, sai quy định. Cụ thể, thiếu phương án huỵ động vốn, chưa đủ giấy tờ cam kết của ngân hàng hoặc nhà cấp vốn (Dự án Xây dựng cầu Phú Mỹ); không điều chỉnh hợp đồng theo quy định khi có các yếu tố thay đổi; ký kết phụ lục hợp đồng khi nhà đầu tư chưa đảm bảo vốn chủ sở hữu theo quy định; điều khoản trong hợp đồng mâu thuẫn làm tăng chi phí, giảm doanh thu thu phí (Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn An Sương - An Lạc); điều khoản hợp đồng không thống nhất, phương án hoàn vốn bao gồm cả thuế VAT vào phương án tài chính làm kéo dài thời gian thu phí (Dự án Xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu).
Hậu quả trực tiếp của việc ký hợp đồng không chính xác, điều khoản mâu thuẫn, tổng vốn đầu tư tăng sai... dẫn đến thời gian khai thác thu phí hoàn vốn tại nhiều dự án BOT không đúng quy định. “Những vi phạm đó thuộc trách nhiệm của UBND Thành phố, trực tiếp là Sở Giao thông - Vận tải và Tổ công tác liên ngành của Thành phố thực hiện công tác đàm phán, ký kết hợp đồng chưa đảm bảo chặt chẽ”, Thanh tra Chính phủ khẳng định.
Vì vậy, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra việc quản lý sử dụng vốn, giải phóng mặt bằng, đầu tư và xây dựng, quy hoạch và quản lý sử dụng đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong năm 2017 và kế thừa kết quả hồ sơ đã thu thập vào kết luận thanh tra Khu đô thị mới Thủ Thiêm, để đánh giá công tác quản lý một khu đô thị lớn với một cơ chế đặc thù.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- ·Ukraine tấn công kho vũ khí gần Kursk, Nga bắt gián điệp Kiev ở Rostov
- ·Camera hỗ trợ giám sát hành vi vi phạm hải quan
- ·Triển khai bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trong trạng thái bình thường mới
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Giá tiêu hôm nay 29/11/2024: Giá tiêu tiếp tục tăng mạnh
- ·TTCK phái sinh: Giai đoạn đầu sẽ chỉ có 2 sản phẩm phái sinh cơ bản
- ·136 nhà đầu tư ngoại được cấp mã giao dịch trong tháng 8
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Vướng mắc sửa chữa tàu biển cho nước ngoài
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Thủ tướng yêu cầu giải quyết các khó khăn, vướng mắc để Cần Thơ phát triển
- ·Hải quan Hà Nội: Đồng hành cùng doanh nghiệp
- ·Thêm đường bay, thêm cơ hội phục hồi
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Giá vàng hôm nay 02/12/2024: Vàng tiếp tục biến động
- ·Nga tập kích quy mô lớn nhất từ đầu năm vào Ukraine, 90 UAV và tên lửa bị bắn hạ
- ·Ông Đặng Thành Tâm ký công văn cải biên tin đồn về KBC
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- ·Giá vàng hôm nay 30/11/2024: Vàng giảm mạnh nhất 14 tháng qua
- Ukraine bắn cháy hệ thống S
- Giá vàng SJC và giá vàng nhẫn đều đồng loạt tăng
- Ngành du lịch Huế xúc tiến du lịch tại Lào
- Chứng khoán đầu tuần mới: Khối nội bán tháo, khối ngoại lại ‘ôm’ vào
- Giá vàng chiều nay 26/11/2024: Giảm tới 1,3 triệu đồng mỗi lượng
- DN còn dè dặt với TTHQĐT một cửa
- Truyền thông Triều Tiên nhận xét về diễn biến bầu cử Tổng thống Mỹ
- Nhân nhẩn ốc gai
- BGM được phát hành 23 triệu cổ phiếu để hoán đổi
- Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Giá tiêu tăng nhẹ vào ngày Nhà giáo Việt Nam