会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【k bong da】Doanh nghiệp “đau đầu” vì cách hiểu chính sách thuế không đồng nhất!

【k bong da】Doanh nghiệp “đau đầu” vì cách hiểu chính sách thuế không đồng nhất

时间:2025-01-27 17:58:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:796次

Ưu đãi FTA biến thành MFN

Phát biểu tại VBF,ệpđauđầuvìcáchhiểuchínhsáchthuếkhôngđồngnhấk bong da ông Michael Kelly, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệpMỹ tại Việt Nam (AmCham) cho biết, các nhà đầu tưnước ngoài cần một sân chơi bình đẳng, không chỉ để thu hút vốn đầu tư nhiều hơn trong tương lai, mà còn để duy trì vốn đầu tư đã có tại đây.

Trong khi đó “Những thay đổi thường xuyên và hồi tố của các đạo luật và quy định - bao gồm thuế suất và chính sách - là những rủi ro đáng kể đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Những thay đổi này ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư và kinh doanh của các dự ánđã được cấp phép”, ông Michael Kelly nêu.

.

Xuất phát điểm đề xuất này của Amcham liên quan đến những tranh cãi mới đây trong cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ như trường hợp của Coca-Cola; Suntory Pepsi Co; Unilever.... Một số doanh nghiệp đã áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định tự do thương mại cho các lô hàng nhập khẩu tại chỗ có C/O được xuất trình đúng hạn, tờ khai đã được cơ quan hải quan kiểm tra và đóng dấu xác nhận trong quá trình thông quan, việc này đã được thực hiện trong suốt giai đoạn trước.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2017, một số cơ quan hải quan địa phương lại kết luận rằng trường hợp nhập khẩu tại chỗ nêu trên không được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (thuế suất FTA), mà phải áp dụng thuế suất ưu đãi (thuế suất MFN) từ ngày 1/9/2016 tới nay theo Nghị định 129/2016/NĐ-CP. Theo đó, các doanh nghiệp đã bị ấn định bổ sung thuế nhập khẩu và thuế GTGT cho hàng hóa nhập khẩu tại chỗ theo quyết định của cơ quan hải quan địa phương.

Không chỉ doanh nghiệp FDI, ngay cả doanh nghiệp nội địa cũng lao đao vì chính sách này, như việc cuối năm 2017, Vinamilk, Tân Hiệp Phát trong trường hợp tương tự đã phải kêu cứu đến cơ quan chức năng. Mới đây, tại Hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục thuế, hải quan do Bộ Tài chínhtổ chức, bà Nguyễn Thị Minh Phương, Giám đốc tài chính Công ty TNHH dệt Pacific Crystal cho biết, doanh nghiệp của bà đang gặp rất nhiều khó khăn sau khi Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 5826 yêu cầu cơ quan hải quan ấn định thuế nhập khẩu và tính tiền chậm nộp đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu tại chỗ.

“Công ty tôi là doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu về và sản xuất vải, vải đó được bán cho doanh nghiệp gia công ở Việt Nam để sản xuất hàng xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, hình thức xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế xuất khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị truy thu thuế xuất khẩu trong 2 năm qua và còn bị xử phạt hành chính”, bà Phương nói.

Do đó, khi chưa có hướng dẫn rõ ràng về cơ sở pháp lý tính thuế đối với hàng xuất khẩu tại chỗ, bà Phương kiến nghị không truy thu thuế nhập khẩu và tiền phạt của doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Về lâu dài, Chính phủ nên sửa đổi Nghị định 134 cho miễn thuế nhập khẩu đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ.

Cơ quan chức năng, mỗi nơi hiểu một cách

Mới đây, Unilever, một doanh nghiệp FDI lớn, từng được vinh danh vì trách nhiệm nộp thuế lại nhận được “trát” truy thu 575 tỷ đồng tiền thuế. Điều đáng nói ở đây là nguyên do vì những thay đổi bất ngờ trong chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2013.

Trong thông cáo gửi đi cho báo chí của Unilever Việt Nam liên quan đến vấn đề này, do ông Trần Vũ Hoài, Phó chủ tịch Phát triển bền vững và Đối ngoại Unilever Việt Nam ký, cũng đã khẳng định có vướng mắc là do “sự khác nhau” trong các quy định về ưu đãi của Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thời điểm đó.

Không chỉ Unilever mà rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác cũng lâm tình trạng tương tự, khi chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam bị thay đổi vào năm 2009. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trước năm 2009, các dự án đầu tư mở rộng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng trong những năm 2009 - 2013, chính sách này bị “cắt” và chỉ được “phục hồi” từ năm 2014, khi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tiếp tục được sửa đổi.

Điều đáng nói ở đây là danh mục các doanh nghiệp gặp vướng mắc do những thay đổi trong chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam khá dài với toàn các tên tuổi lớn như Unilever, Zamil Steel, Coca-Cola, Suntory PepsiCo, Yamaha, Canon…

Vào giai đoạn 2009 - 2013, không chỉ ưu đãi với dự án đầu tư mở rộng bị “cắt”, mà còn có sự khác nhau cơ bản giữa pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư. Những sự khác nhau trong chính sách pháp luật này đã khiến các cơ quan quản lý lấn cấn, còn nhà đầu tư thì sốt ruột. Thực tế đã nảy sinh những vướng mắc và nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho đến nay bị truy thu thuế và phải nộp cả khoản chậm nộp thuế.

Theo phân tích của một chuyên gia thuế xin không nêu tên cho thấy, việc hướng dẫn của cơ quan Hải quan về chính sách thuế đang thiếu nhất quán, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và làm giảm sút lòng tin của các doanh nghiệp. Mặc dù các doanh nghiệp luôn tuân thủ với các quy định về sản xuất, kinh doanh và thuế quan được quy định tại Việt Nam. Cụ thể, sự bất nhất của Cục Hải quan về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đường tinh luyện theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ, không được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi 5% do hàng hóa không từ khu phí thuế hải quan nhập khẩu vào thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, việc truy thu thuế của cơ quan hải quan còn nhiều bất cập về căn cứ pháp lý khi xét theo Luật thuế xuất nhập khẩu, Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất nhập khẩu cũng như Công văn số 4731/THCQ-TXNK được Tổng cục Hải quan gửi cục Hải quan các tỉnh, thành phố nhằm hướng dẫn về thuế xuất nhập khẩu đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ. Tuy nhiên, trong lúc vẫn chưa nhận được phản hồi từ Tổng Cục Hải Quan, một số doanh nghiệp đã nhận được quyết định ấn định thuế từ Cục Hải quan TP.HCM và khóa tài khoản khai hải quan. Động thái này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp và vô hình chung tạo nên sự hoang mang về phía nhà đầu tư nước ngoài.

Phát biểu tại VBF, ông Michael Kelly đề xuất: “Hiện nay, các doanh nghiệp cho rằng, thay vì nhập khẩu tại chỗ hàng hóa từ Việt Nam và bị áp dụng mức thuế suất không ưu đãi như hướng dẫn hiện hành, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhập khẩu cùng loại hàng hóa từ các nước được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo hiệp định thương mại tự do.

Vì vậy, yêu cầu thực hiện áp dụng thuế suất hiện tại tuy có thể mang đến lợi ích ngắn hạn cho cơ quan hải quan trong việc thu ngân sách nhưng về lâu dài vô hình trung sẽ hạn chế tiêu thụ hàng hóa trong nước, đi ngược lại chủ trương phát triển kinh tếcủa Chính phủ. AmCham khuyến cáo rằng, Chính phủ nên xem xét việc hướng dẫn về bảo vệ đầu tư để ngăn chặn các hiệu ứng ràng buộc tiêu cực và hồi tố của các điều luật và quy định mới đối với các dự án hiện nay".

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
  • Giá vàng SJC giảm mạnh tới 200.000 đồng mỗi lượng
  • Hot mom khoe dáng với bikini sau khi sinh
  • Hành trình yêu đơn giản đến đám cưới đình đám của Duy Mạnh
  • Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
  • Bộ Công Thương hoả tốc kiến nghị Thủ tướng 6 giải pháp gỡ ùn tắc tại cảng Cát Lái
  • Hai nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản sang EU nửa cuối năm sẽ chậm lại
  • Hình thành mặt bằng giá mới, tiếp tục nhập lượng lớn thép cuộn cán nóng
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
  • Khai mạc Tuần Du lịch
  • Bộ Công Thương muốn áp dụng chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô
  • Nông sản lần đầu vào EU trên nền tảng thương mại điện tử do Việt Nam vận hành
  • Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
  • 7 địa chỉ bánh mì nổi tiếng không thể bỏ qua ở Hà Nội