【m.lich thi dau】Đầu tư PPP theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98 vẫn “chưa thông”
Thông tin ghi nhận tại Diễn đàn hỗ trợ pháp lý đầu tư,ĐầutưPPPtheocơchếđặcthùcủaNghịquyếtvẫnchưathôm.lich thi dau với chủ đề Đầu tư bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) trong bối cảnh mới của TP.HCM diễn ra ngày 24/4.
Dự ánmở rộng Quốc lộ 13 là một trong 5 dự án đầu tư theo hình thức BOT theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98. |
Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết số 98 cho biết, Thành phố đã mời gọi 54 dự án đầu tư theo hình thức PPP bao gồm: 41 dự án trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế; 5 dự án BOT giao thông, và 8 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, thể thao của TP. Thủ Đức.
Theo ông Lịch, khi thực hiện theo Nghị quyết 98 kỳ vọng mọi thứ sẽ thuận lợi, tuy vậy trong quá trình triển khai các dự án PPP lại gặp vướng mắc do thiếu hướng dẫn cụ thể cũng như các vấn đề liên quan đến tính phù hợp với Luật PPP.
Nêu lên những bất cập trong việc đầu tư các dự án PPP hiện nay, Luật sư Ngô Thành Tùng, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chỉ ra vướng mắc hiện nay là thiếu khung pháp lý, quy định rõ ràng.
Đặc biệt là vấn đề xác định vai trò, trách nhiệm và quyền của các bên giữa nhà nước và tư nhân, cũng như các thủ tục, tiêu chí và cơ chế lựa chọn, thẩm định, phê duyệt, mua sắm, quản lý hợp đồng, giám sát và đánh giá dự án
Vị luật sư này cho rằng, để vượt qua những thách thức thì Chính phủ cần tham vấn các bên liên quan, cung cấp các ưu đãi và hỗ trợ tài chínhvà phi tài chính, lồng ghép và điều chỉnh các dự án PPP trong các lĩnh vực xã hội với các kế hoạch và chiến lược phát triển quốc gia và địa phương, bảo đảm tính minh bạch, trách nhiệm giải trình.
Luật sư Ngô Thành Tùng, trọng tài viên VIAC nêu những bất cập hiện nay khi đầu tư theo hình thức PPP. |
Thông tin về số lượng các dự án PPP, bà Nguyễn Thị Linh Giang, Chánh Văn phòng PPP Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ khi Luật PPP ra đời và có hiệu lực vào năm 2021, có tổng cộng 36 dự án được triển khai theo hình thức PPP, trong đó, đa phần các dự án được thực hiện dưới dạng hợp đồng BOT (28/36 dự án), còn lại các dự án được thực hiện dưới dạng BLT, BOO và 1 dự án triển khai dưới dạng hợp đồng O&M.
Việc đầu tư chủ yếu theo hình thức BOT cho thấy, "khẩu vị" ưa thích của nhà đầu tư khi lựa chọn loại hợp đồng.
Theo bà Giang, để khắc phục những bất cập hiện nay, cần có hợp đồng mẫu để hài hoà mối quan hệ giữa các bên trên nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa khu vực công - tư.
"Vấn đề đặt ra là phải xây dựng hợp đồng mẫu như thế nào để phù hợp với từng lĩnh vực, tương ứng với nhu cầu của từng ngành, chỉ có như vậy, hợp đồng mẫu mới phát huy tác dụng triệt để, tạo căn cứ để phòng ngừa những rủi ro", bà Giang đặt vấn đề.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Họa sĩ nổi tiếng lần đầu công khai giá bán tranh
- ·Đường sắt công bố đường dây nóng dịp 30/4
- ·Đường dây nóng bảo hộ công dân Việt Nam tại Sri Lanka
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Nâng cao nhận thức trong phòng chống thiên tai
- ·Khởi công xây nhà thu nhập thấp cho CBCC Bộ Tài chính
- ·Tranh hoa sen ở sân bay Nội Bài đoạt Huy chương Vàng thiết kế quốc tế
- ·Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- ·Giá trị ngưỡng vọng sâu sắc
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Thử nghiệm máy tự in hóa đơn ở cây xăng
- ·Bảo tàng quốc gia trưng bày cổ vật 2000 năm
- ·Khai mạc giải thể thao Công đoàn Bộ Tài chính
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Thêm một giải pháp ngăn chặn gian lận hóa đơn thuế
- ·Cuối tuần cười 'vỡ bụng' với Tình khúc ô sin
- ·Kịp thời thực hiện các giải pháp thuế tháo gỡ khó khăn cho DN
- ·Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- ·Đức thông qua gói cứu trợ 1.200 tỷ USD ứng phó với đại dịch