【kết quả bóng đá siêu cúp nam mỹ】Đào tạo nghề ở thị trấn Sông Đốc: Thiếu người dạy, ít người học
Khác với những địa phương khác, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự hưởng ứng khá đông của người dân, ở thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) lại trầm lắng. Số người đăng ký học hiếm hoi, số lớp học mở nhỏ giọt, nhiều khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo đang cần được tháo gỡ.
Khác với những địa phương khác, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự hưởng ứng khá đông của người dân, ở thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) lại trầm lắng. Số người đăng ký học hiếm hoi, số lớp học mở nhỏ giọt, nhiều khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo đang cần được tháo gỡ.
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc Lâm Văn Phú nhìn nhận: “Ðã qua công tác đào tạo nghề theo Ðề án 1956 tại đơn vị còn nhiều hạn chế và chưa đạt hiệu quả cao. Một phần do các lớp học chưa đáp ứng yêu cầu, phần khác do đặc thù của thị trấn phát triển chủ yếu về đánh bắt thuỷ sản nên rất khó thu hút học viên".
Khó thu hút học viên
Thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm theo Ðề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua thị trấn Sông Ðốc đã chủ động đề xuất thường xuyên mở nhiều lớp dạy nghề cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách, hội viên và người dân trên địa bàn, thế nhưng chất lượng dạy và học thật sự vẫn chưa đạt yêu cầu, số lượng học viên tham gia rất ít ỏi.
Chị Phan Thị Nhiên, Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, thuộc số ít học viên tìm được việc làm sau khi học nghề. |
Theo đánh giá của địa phương, ngoài nguyên nhân do các đối tượng tham gia học phần đông là người lao động có thu nhập thấp, lại là lao động chính trong gia đình, họ phải bươn chải cho cuộc sống gia đình, khiến nhu cầu học nghề hạn chế, phải kể đến đặc thù dân cư chủ yếu hành nghề đánh bắt thuỷ sản, nghề dạy nghề, cha truyền con nối.
Ông Phạm Thanh Tuấn, công chức LÐ-TB&XH thị trấn Sông Ðốc, trần tình: “Ở đây, con nít mới lớn đã biết đi biển, học sơ có thể biết vá lưới, phụ nữ có thể làm mắm tôm. Ða số đối tượng trong độ tuổi lao động đều đi biển nên việc vận động học nghề rất khó. Chiêu sinh cũng nhiều lần nhưng số lượng đăng ký rất ít”.
Nghịch lý là, với gần 30 công ty, xí nghiệp trên địa bàn thu hút khá đông lao động tham gia, ở nhiều nơi khác còn đổ xô về, giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng bằng nhiều nghề như: phơi cá cơm, làm mực, lột tôm… thế nhưng các đơn vị này chủ yếu hoạt động theo thời vụ, không theo hợp đồng, có những việc chủ yếu làm theo con nước, cứ kéo dài 3-4 ngày thì ngưng nên không giữ chân được lực lượng lao động địa phương.
Chị Trần Thị Trắng, Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, cho biết: “Trước đây tôi làm nghề vá lưới thuê, làm mực, lột tôm theo thời vụ. Cứ 7 giờ sáng đến 4 giờ 30 chiều, mỗi ngày thu nhập được khoảng 90.000 đồng. Thấy người ta làm rồi làm theo thôi, không cần phải học nghề gì. Thời gian gần đây, người dân thất nghiệp nhiều lắm bởi tàu thuyền đánh bắt thất thu, nguồn thuỷ sản cũng cạn kiệt”.
Cần gắn với giải quyết việc làm
Ðược biết, hầu hết người lao động địa phương thường xuyên xin việc làm ở các công ty, doanh nghiệp tại các tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai… bởi công việc được cho là ổn định hơn và mức lương cao hơn tại địa phương. Ông Phú cho biết thêm, hiện đơn vị chưa có sự cân bằng giữa nhu cầu việc làm trong và ngoài tỉnh. Thường sau Tết, có ngày lên đến 100 hồ sơ xin việc tỉnh ngoài. Dù tỉnh cũng thường xuyên kết hợp với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhưng cũng không thu hút được nguồn lao động tại địa phương.
Tuy nhiên, khó khăn cơ bản nhất được địa phương nhìn nhận chính là sau khi hoàn thành lớp học, bản thân học viên lại bị thất nghiệp với nghề đã học, không được bố trí việc làm thích hợp, buộc phải quay trở lại với nghề trước đây.
Chị Phan Thị Nhiên, Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, là một trong số ít người học xong lớp may dân dụng tìm được việc làm. Chị Nhiên bộc bạch: “Sau khi học nghề, tôi tự mở tiệm may ở nhà, mỗi ngày thu nhập cũng khoảng 80.000-100.000 đồng. Ở đây có được nghề may này thôi vì ít ra cũng may cho gia đình hoặc kiếm thêm ít thu nhập”.
Người học ít ỏi, lớp học cũng thưa, khiến lực lượng lao động nông thôn không khỏi nản lòng. Ông Phạm Thanh Tuấn bộc bạch: “Năm 2013 địa phương mở được 3 lớp (2 lớp may dân dụng, 1 lớp chăm sóc da), rồi năm 2014 mở thêm 2 lớp nuôi tôm quảng canh cải tiến, cho đến nay chưa mở thêm được lớp nào nữa. Năm 2015, đơn vị có đề xuất xin 4 lớp (trang điểm, thẩm mỹ, nuôi lươn) nhưng không được đáp ứng với lý do là không có người dạy. Còn dạy nghề năm 2016 hiện vẫn đang chiêu sinh”.
Ông Lâm Văn Phú đề xuất: “Cần đào tạo một số nghề phổ biến nhất gắn với địa phương, nhưng phải phù hợp giữa nhu cầu người lao động và các công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động. Ðồng thời, đảm bảo chất lượng đào tạo, chất lượng học viên, đặc biệt là việc giải quyết việc làm sau khoá học”./.
Bài và ảnh: Hồng Nhung
(责任编辑:Thể thao)
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Giấy chứng nhận được chào bán, niềm tin nào cho người tiêu dùng?
- ·'Thủ phạm' không ngờ tới vẫn hiện hữu trong nhà gây ung thư phổi
- ·Tác hại 'gây sốc' của các hạt li ti trong mỹ phẩm
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·Dược phẩm Thủy Trúc nâng giá thuốc Vinecef cao gần gấp đôi
- ·Những thói quen nấu ăn biến thức ăn thành 'thuốc độc'
- ·Mẹo hay tự làm nước rửa bát tại nhà 100% thiên nhiên
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Nước đá bẩn tại chùa Phật Tích gây hoang mang
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Tiền đầu tư cho an toàn thực phẩm... 'cài số lùi'
- ·Bí kíp chọn thịt lợn sạch và ngon mà các bà nội trợ nên biết
- ·Vụ C2, Rồng đỏ nhiễm chì có thể ‘chìm xuồng’: Ai thiệt nhất?
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Korean ginseng Tea Korea không rõ nguồn gốc bị đưa vào ‘tầm ngắm’
- ·Thái Nguyên: Dự án nhà máy rác trăm tỷ đắp chiếu nhiều năm?
- ·Người tiêu dùng bất an giữa 'ma trận' nước mắm
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Bánh mỳ bốc mùi được 'hoá kiếp' thành bánh mỳ sấy tẩm đường