【ty so cup c1】Hải quan CK cảng Cái Mép: Nhiều khó khăn trong kiểm tra, giám sát hải quan
Tính đến ngày 15-11-2013, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép đã thực hiện làm thủ tục cho gần 240.600 container hàng NK và trên 242.400 container hàng XK và thực hiện giám sát 440 tàu với 24.668 thuyền viên. |
Việc xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát trên hệ thống thông quan điện tử đối với các tờ khai trên hệ thống còn mất nhiều thời gian gây chậm trễ trong quá trình xuất hàng, nhập hàng và thông quan hàng hóa cho DN.
Việc làm thủ tục hàng chuyển cảng, chuyển cửa khẩu, trung chuyển, quá cảnh khi áp dụng hệ thống E-Manifest điện tử còn gặp khó khăn như đăng nhập vào hệ thống để cập nhật dữ liệu còn chậm, quá trình truyền nhận E-Manifest giữa các bộ phận hải quan (đội thủ tục phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, đội kiểm tra, giám sát, kiểm soát chi cục); giữa cơ quan Hải quan và các hãng tàu; giữa hàng tàu, DN kinh doanh cảng và hải quan đang còn quá chậm, đôi khi tê liệt.
Ông Đào Duy Bồng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Cái Mép cho biết, nguyên nhân của những khó khăn trên là do hiện tại địa bàn hoạt động của Chi cục còn tương đối rộng và phức tạp, khoảng cách giữa các cảng thuộc quản lí tương đối xa. Trong khi đó, việc trang bị phương tiện kĩ thuật, phương tiện đi lại, thiết bị dụng cụ chuyên dùng cho công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát đang còn thiếu.
Đồng thời về nhân sự tại chi cục cũng còn thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều vị trí công tác khác nhau và chưa được đào tạo chuyên sâu trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Ngoài ra, hệ thống hải quan điện tử hay gặp trục trặc, đường truyền mạng giám sát Tổng cục Hải quan thường xuyên có lỗi hệ thống nên gặp nhiều khó khăn trong công tác xác nhận qua khu vực giám sát. Việc truy cập hệ thống E-manifest còn chậm, việc đối chiếu gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian…
Cũng liên quan đến những khó khăn trong công tác giám sát hải quan tại Chi cục cảng Cái Mép, Cục Hải quan BR-VT cũng vừa tiếp tục có công văn gửi Tổng cục Hải quan báo cáo vướng mắc về công tác giám sát tại cảng Cái Mép – Thị Vải trong quá trình thực hiện Công văn 12894/BTC-TCHQ ngày 14-9-2009 của Bộ Tài chính. Theo đó, biên bản bàn giao hàng chuyển đến cửa khẩu xuất do Chi cục Hải quan cảng, Chi cục quản lí IDC lập (trên cơ sở thông báo của hãng tàu) để bàn giao cho Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép làm cơ sở cho việc thực hiện giám sát phải thể hiện đầy đủ các nội dung như : Số hiệu, tên tàu, số chuyến, thời gian tàu xuất cảnh.
Cũng theo hướng dẫn tại Công văn này, hãng tàu sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro trong suốt quá trình vận chuyển từ khi xếp hàng lên phương tiện tại cảng TP.HCM, ICD đến khi xếp lên bãi hoặc xếp lên tàu xuất cảnh tại cảng ghi trong biên bản bàn giao, đảm bảo tính nguyên vẹn của hàng hóa, container và niêm phong, kẹp chì hải quan theo quy định.
Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình thực hiện giám sát hàng hóa đóng trong container được vận chuyển bằng xà lan từ TP.HCM và các IDC để xếp lên tàu XK tại khu vực cảng Cái Mép- Thị Vải phát sinh trường hợp khi hàng xuất chuyển ra cảng Cái Mép và vì lí do nào đó (tàu đầy hàng, đầy tải trọng, không còn chỗ, khách hàng yêu cầu xuất tàu sớm hơn…) và buộc phải chuyển sang một tàu khác xuất tại cảng Cái Mép, thủ tục yêu cầu hãng tàu phải liên hệ với Chi cục Hải quan cảng, Chi cục Hải quan quản lí ICD thuộc Cục Hải quan TP.HCM để điều chỉnh biên bản bàn giao cho phù hợp với thực tế.
Như vậy, căn cứ vào Công văn số 12894/BTC-TCHQ thì Chi cục HQCK cảng Cái Mép chưa đủ cơ sở để thực hiện việc giám sát theo quy định. Trong trường hợp này nếu yêu cầu hãng tàu phải thông báo lại với Chi cục Hải quan cảng, Chi cục Hải quan quản lí IDC để lập lại biên bản bàn giao thì sẽ mất rất nhiều thời gian, nguy cơ rớt hàng là rất cao, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển.
Để cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho DN trong tình hình khó khăn hiện nay, nhằm nâng cao năng lực khai thác cảng biển tại khu vực Cái Mép- Thị Vải, theo đề xuất của Cục Hải quan BR-VT, trường hợp có thay đổi thông tin tàu xuất so với thông tin ban đầu đã thông báo với cơ quan Hải quan, hãng tàu/ người được hãng tàu ủy quyền phải có văn bản thông báo (bằng fax hoặc thư điện tử và nộp bản chính sau) trong đó nêu rõ lý do thay đổi thông tin tàu xuất và cam kết chịu trách nhiệm trong trường hợp sai phạm) gửi Chi cục HQCK cảng Cái Mép thực hiện việc giám sát theo quy định.
Sau khi hoàn thành việc giám sát, Chi cục HQCK cảng Cái Mép sẽ fax cho Chi cục Hải quan cảng, Chi cục Hải quan quản lí ICD biên bản bàn giao kèm theo văn bản thông báo của hãng tàu để Chi cục Hải quan cảng và Chi cục Hải quan quản lí ICD theo dõi, cập nhật thông tin và lưu trữ theo quy định.
Nguyễn Huế
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Thói quen ăn uống kỳ lạ của các tỷ phú công nghệ
- ·Sự bùng nổ AI có giúp 'hồi sinh' lĩnh vực đám mây?
- ·Cách chuẩn hóa thông tin thuê bao MobiFone
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Mua sắm Black Friday, nhận ưu đãi hoàn tiền từ hàng loạt ngân hàng
- ·Hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu cá cá, surimi tăng trưởng tốt
- ·Mỗi ngày có hơn 50.000 thuê bao bị khóa đi chuẩn hóa lại thông tin
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Elon Musk cùng 1.000 chuyên gia kêu gọi dừng phát triển AI trong 6 tháng
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·YouTube Premium chính thức xuất hiện tại Việt Nam, giá 79.000/tháng
- ·Bia Saigon là nhà tài trợ kim cương cho SEA Games 31 tại Việt Nam
- ·Hợp tác đào tạo nâng cao năng lực số và thúc đẩy chuyển đổi số
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Luôn lấy người dân làm chủ thể
- ·Mỹ mở đường ‘sống’ cho các nhà máy đúc chip Hàn Quốc tại Trung Quốc
- ·Tấn công mạng gây hậu quả lớn có thể khởi đầu từ lỗi nhỏ
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Đầu tư "xanh" để giảm rủi ro cấp tín dụng cho ngành dệt may