【tỷ số tỷ lệ cá cược】Hướng tới nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững
Những năm gần đây, kinh tế Cà Mau tiếp tục tăng trưởng ổn định với tổng giá trị sản phẩm tăng bình quân 8,5%. Trong đó, ngư - nông - lâm nghiệp tăng bình quân 7,2%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,1% và dịch vụ tăng 10,8%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày một cao trong GRDP của tỉnh. Đây là tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo.
Những năm gần đây, kinh tế Cà Mau tiếp tục tăng trưởng ổn định với tổng giá trị sản phẩm tăng bình quân 8,5%. Trong đó, ngư - nông - lâm nghiệp tăng bình quân 7,2%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,1% và dịch vụ tăng 10,8%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày một cao trong GRDP của tỉnh. Đây là tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo.
Tăng giá trị công nghiệp và dịch vụ
Từ điều kiện khá thuận lợi về tự nhiên cũng như hạ tầng giao thông, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Năm Căn phát triển nhanh. Hiện toàn huyện có 170 doanh nghiệp và trên 3.700 cơ sở kinh doanh, góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Từ đó, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh. Ðặc biệt, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện tăng bình quân hằng năm trên 19,6%, chiếm 48,96% trong cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, giá trị thương mại - dịch vụ của huyện cũng đạt trên 22,1%. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, huyện Năm Căn phấn đấu đưa giá trị công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 52,11%, thương mại - dịch vụ là 28,15% trong cơ cấu kinh tế.
Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm góp phần đưa kinh tế Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. Ảnh: NGỌC QUÂN |
Ðể đạt được mục tiêu trên, huyện đang tiến hành triển khai lập quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, hình thành các cụm dịch vụ. Phát huy lợi thế của cảng Năm Căn, cảng biển tổng hợp Hòn Khoai và khu phi thuế quan của khu kinh tế để phát triển các ngành nghề công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Trịnh Văn Lên cho biết, huyện sẽ tiếp tục mời gọi đầu tư theo phương thức xã hội hoá để xây dựng trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch… góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, linh động và bền vững.
Khác với Năm Căn, Thới Bình là huyện thuần nông nên ngư - nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế với 57,03%, thương mại - dịch vụ 32,21%, công nghiệp - xây dựng chỉ 10,76%. Bí thư Huyện uỷ Thới Bình Hồ Xuân Việt đánh giá, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 12%, song chưa tương xứng với tiềm năng và còn thiếu bền vững. Nhằm khai thác hết tiềm năng cũng như đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, huyện Thới Bình đã đặt ra mục tiêu nâng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lên 12,52% vào năm 2020.
“Ðể đạt được mục tiêu này, huyện sẽ tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế từ giao thông đường thuỷ gồm các tuyến sông, kinh lớn trên địa bàn; cũng như ưu thế giao thông đường bộ mà tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, Quốc lộ 63… mang lại. Ðồng thời, huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, mở rộng, phát triển các ngành nghề sơ chế - chế biến nông sản, thực phẩm, cơ khí…”, ông Hồ Xuân Việt cho biết thêm.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các huyện góp phần đưa kinh tế chung của tỉnh phát triển nhanh và chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt trên 8,5% và tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngày càng được tăng lên. Cụ thể, đến hết năm 2014 công nghiệp, xây dựng chiếm 36,5%, dịch vụ 27% và ngư - nông - lâm nghiệp còn 36,5% trong cơ cấu kinh tế.
Ðể nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần giá trị công nghiệp - dịch vụ trong thời gian tới, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư Cà Mau Mai Hữu Chinh cho biết, tỉnh có nhiều chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư, từ thủ tục hành chính, mặt bằng...; đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp - thuỷ sản, ngành nghề thế mạnh của tỉnh. Chỉ tính riêng những tháng đầu năm 2015, tỉnh đã cấp 15 giấy chứng nhận đầu tư với số vốn trên 976 tỷ đồng. Sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ là nền tảng để nền kinh tế tỉnh nhà tiếp tục phát triển nhanh, bền vững và đúng hướng trong tương lai.
Xây dựng nền nông nghiệp giá trị gia tăng
Mục tiêu chung của tỉnh đến năm 2020 phát triển toàn diện, đồng bộ trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng theo hướng phát huy những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, tập trung đầu tư để cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 với tốc độ phát triển công nghiệp và xây dựng bình quân hằng năm 16,4%. Theo đó, tỉnh phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân hằng năm từ 9-10%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng từ 3.200-3.300 USD; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm... Để đạt được mục tiêu trên, Cà Mau có kế hoạch thời gian tới sẽ tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp như: Khánh An, Hoà Trung, Năm Căn, Sông Đốc; triển khai xây dựng Khu Kinh tế Năm Căn… nhằm thu hút mạnh đầu tư. |
Là thành phần kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thời gian qua, ngành nông nghiệp không ngừng được đầu tư từ hạ tầng phục vụ sản xuất cho đến kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng dần giá trị gia tăng trong sản phẩm nông nghiệp.
Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, phương châm phát triển trọng tâm, quan trọng của ngành nông nghiệp trong thời gian tới là chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, tiến tới nền nông nghiệp hàng hoá, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp và phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng 10%/năm.
Theo đó, ngành nông nghiệp đang tiến hành rà soát, sắp xếp lại sản xuất một cách bài bản, khoa học, chi tiết và đồng bộ. Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá chất lượng, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ðiều chỉnh và đầu tư hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi phục vụ nhu cầu sản xuất hàng hoá. Ðồng thời, tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến từ giống đến sản xuất, đưa cơ giới hoá vào sản xuất./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·CLB Quảng Nam: 'Trọng tài dùng VAR vẫn sai lầm có hệ thống'
- ·Trực tiếp bóng đá Việt Nam 0
- ·2 cầu thủ Hạng Nhất đánh nhau đối mặt án phạt nặng
- ·Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- ·Đội tuyển Việt Nam xác định đối thủ, chốt lịch tập huấn Hàn Quốc
- ·Sắp công bố danh sách tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang
- ·Công Phượng có tên trong danh sách sơ bộ tuyển Việt Nam
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Thua Nhật Bản, tuyển Trung Quốc bị Indonesia vượt mặt
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Tân HLV thủ môn tuyển Việt Nam là 'bạn nhậu' của ông Kim Sang
- ·Thống kê vạch trần trận đấu của Mike Tyson: Đấm trúng 18 lần, kiếm 500 tỷ
- ·Tuyển Việt Nam được quan tâm đặc biệt về y tế trước thềm AFF Cup 2024
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Giải nghệ 5 năm, võ sĩ huyền thoại Thái Lan vẫn đánh bại cao thủ Trung Quốc
- ·Mặt sân Mỹ Đình xơ xác, cỏ úa vàng loang lổ
- ·Indonesia nhắm HLV bất bại 100% của Man Utd thay Shin Tae
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Cựu tuyển thủ U20 Việt Nam ghi siêu phẩm, Thanh Hóa đánh bại Thể Công Viettel