【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia kazakhstan】359 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
Trong 359 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024,ảnphẩmđạtthươnghiệuquốcgiaViệtNamnătrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia kazakhstan có nhiều tên tuổi lớn như: Vietnam Airlines, Vingroup, Vinamilk, TH True Milk, nhựa Duy Tân, May 10, BRG..
Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ công bố 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ.
Vinh danh doanh nghiệp hướng tới kỷ nguyên xanh
Chương trình THQG lần thứ 9 đã thu hút được sự tham gia của trên 1.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trên cả nước. Sau hơn 9 tháng phát động và xét chọn, ngày 21/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam - đã ban hành quyết định công nhận 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt THQG Việt Nam năm 2024.
Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh”, các doanh nghiệp được chọn đều đã nỗ lực kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững, thể hiện tinh thần đổi mới sáng tạo, thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp không chỉ tiên phong trong lĩnh vực kinh tế mà còn là lực lượng dẫn dắt cho xu hướng phát triển xanh, góp phần tạo nên một Việt Nam thịnh vượng, bền vững và hạnh phúc trong tương lai.
190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024 cũng đều có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2023 đạt 2,4 triệu tỷ đồng, tổng nộp ngân sách Nhà nước khoảng 150 nghìn tỷ đồng, bảo đảm công ăn, việc làm cho trên 600.000 lao động và người dân, tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Trong danh sách đó, có nhiều tên tuổi lớn, vốn được coi là "sếu đầu đàn" trong cộng đồng doanh nghiệp. Ví dụ như Tập đoàn Vingroup, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk, Công ty CP thực phẩm sữa TH True Milk, Công ty CP nhựa tái chế Duy Tân, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, Tổng Công ty May 10...
Theo Ban tổ chức, điểm nổi bật của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG năm nay là đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành, lĩnh vực của mình bằng những hành động cụ thể để hướng tới kỷ nguyên xanh. Theo đó, các doanh nghiêp đã chủ động tìm hiểu và áp dụng công nghệ tiên tiến, giảm thiểu phát thải và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
Đơn cử như xe điện VinFast của Tập đoàn Vingroup đã tiên phong trong việc góp phần giảm thiểu khí thải carbon và giảm ô nhiễm từ giao thông - một trong những ngành gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. VinFast không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng phương tiện bền vững mà còn giúp người tiêu dùng Việt tiếp cận các giải pháp giao thông xanh theo tiêu chuẩn quốc tế.
TH True Milk cũng đã xây dựng hệ thống trang trại theo tiêu chuẩn hữu cơ với quy trình chăn nuôi bò sữa không sử dụng kháng sinh và hormone tăng trưởng. Họ cũng áp dụng công nghệ xử lý chất thải để tạo ra phân bón hữu cơ, giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, sử dụng năng lượng tái tạo từ các hệ thống điện mặt trời để giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ từ nguồn điện thông thường.
Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á nằm trong top 5 "Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu" theo báo cáo của Brand Finance. Theo đó Brand Finance xếp hạng Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 về "Giá trị nhận thức về tính bền vững - SPV".
Công ty CP Nhựa Tái chế Duy Tân là doanh nghiệp đi đầu tại Việt Nam trong việc chuyên thu gom và xử lý phế liệu nhựa từ các nguồn khác nhau. Doanh nghiệp sử dụng phế liệu nhựa tái chế để sản xuất các sản phẩm nhựa mới, như bao bì và vật dụng sinh hoạt, giảm thiểu việc khai thác nguyên liệu từ thiên nhiên. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường mà còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất…
Thành công của doanh nghiệp là thành công của đất nước
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược; là sứ mệnh của tất cả chúng ta, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực và sáng tạo không ngừng nghỉ.
"Chúng ta cần hiểu rõ rằng thương hiệu không chỉ là sự khẳng định về chất lượng sản phẩm mà còn là cam kết về phát triển bền vững để vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp đạt THQG nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nói chung cần tiếp tục phát huy những giá trị cốt lõi: Chất lượng - Đổi mới - Sáng tạo - Năng lực tiên phong; Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, vì lợi ích của doanh nghiệp gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc, nỗ lực vượt khó, đổi mới sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bước cải thiện vững chắc năng lực cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Thủ tướng lưu ý thời gian tới các doanh nghiệp cần không ngừng tập trung khai thác cơ hội từ xu hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tiên phong trong cuộc cách mạng xanh; tận dụng lợi thế uy tín thương hiệu quốc gia, đồng thời kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm với thương hiệu quốc gia Việt Nam; tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường quốc tế và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Hình ảnh đẹp của mỗi thương hiệu quốc gia sẽ là hình ảnh đẹp về thương hiệu của đất nước, truyền thống, văn hóa, con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh các cam kết về giảm phát thải và chống biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh, sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ thân thiện môi trường", Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế toàn cầu.
Người đứng đầu Chính phủ mong doanh nhân xem thời gian, trí tuệ, lòng nhân ái, tinh thần đạo đức kinh doanh là những cội nguồn phát triển bền vững một doanh nghiệp khi tiến vào Kỷ nguyên xanh.
"Đấy là điều mà Đảng, Nhà nước chia sẻ, gửi gắm nhiều nhất vào doanh nghiệp, doanh nhân. Chúng ta tự hào doanh nghiệp ngày càng tiến bộ, phát triển và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN; góp phần xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc", ông nói.
Theo Thủ tướng, sự thành công và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp là thước đo sự thành công trong công tác điều hành, quản lý của Nhà nước. Vì thế, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh - coi việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương.
"Chúng ta còn điểm nghẽn về thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ, do đó phải tích cực tháo gỡ điểm nghẽn này. Chúng ta phải đạt mức tăng trưởng hai con số trong thập kỷ tới mới đạt mục tiêu đã đề ra", Thủ tướng nhấn mạnh.
Góp sức vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, cho rằng, việc đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ là niềm vinh dự của các doanh nghiệp được tôn vinh mà còn là niềm vui chung, niềm tự hào của cả cộng đồng doanh nghiệp Việt, bởi đây là biểu tượng của sự sáng tạo và là cam kết không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp trong việc xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
"Kết quả này không chỉ khẳng định sự trưởng thành và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, mà còn minh chứng cho sự nỗ lực, sức sáng tạo, đổi mới không ngừng và năng lực tiên phong của cộng đồng doanh nghiệp Việt, góp phần cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Diên phát biểu.
Theo ông Diên, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu - được xem như là “chìa khóa” giúp gia tăng giá trị sản phẩm, giá trị doanh nghiệp, bảo đảm phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang diễn ra mạnh mẽ và là xu thế tất yếu trên phạm vi toàn cầu.
Từ đó, doanh nghiệp Việt Nam chú trọng hơn cho xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.
PHẠM DUYTHQG Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ, được triển khai thực hiện từ năm 2003, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển THQG thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển các thương hiệu mạnh trên thị trường. Qua đó quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có nền sản xuất phát triển, có nhiều hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng tầm vị thế thương hiệu Việt trên thị trường trong nước và quốc tế.
Kể từ năm 2008, việc lựa chọn các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia được tiến hành 2 năm một lần với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ và theo đuổi các giá trị của chương trình, nâng cao niềm tự hào đối với các sản phẩm của Việt Nam.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Điều kiện được phép chào hàng cạnh tranh rút gọn
- ·Tổ chức phiên tòa giả định để tuyên truyền về bình đẳng giới
- ·Thu hút đầu tư nước ngoài theo danh mục quốc gia: Đường vẫn còn xa
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Gần 22 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam, Hàn Quốc lại đứng đầu
- ·Tìm cơ chế đặc thù xây tuyến cao tốc Bắc
- ·Kon Tum: Đầu tư Hồ chứa nước phục vụ vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen
- ·Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- ·Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tái định cư sân bay Long Thành
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020
- ·Khu công nghệ cao Đà Nẵng tiếp thị các nhà đầu tư Pháp tại Paris
- ·Đề xuất tạm dừng khai thác Dự án đường Thái Nguyên – Chợ Mới và Quốc lộ 3
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Hà Nội muốn khởi công cầu Vĩnh Tuy 2 ngay trong năm 2017, đầu tư theo hình thức BT
- ·[Infographic] Ngành giao thông vận tải dự báo có mức tăng nhu cầu năng lượng cao nhất
- ·Tư vấn dụng chiêu chặn nhà thầu?
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·Áp dụng hình thức đấu thầu nào cho gói thầu xây lắp trị giá dưới 1 tỷ đồng?