会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo hang nhat anh】Văn minh và thông thái trước đại dịch!

【keo hang nhat anh】Văn minh và thông thái trước đại dịch

时间:2025-01-10 14:01:35 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:306次

Báo Cà Mau(CMO) Đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại nước ta. Cả hệ thống chính trị, toàn xã hội kích hoạt ở mức cao nhất các biện pháp phòng, chống dịch. Cho đến thời điểm này, Cà Mau may mắn chưa ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, nhưng vẫn có nhiều nguy cơ. Những câu chuyện bên lề mà chúng tôi ghi nhận cho thấy cách mà một bộ phận người dân ứng xử với đại dịch đã và đang tiềm ẩn những rủi ro lớn, có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Giáo viên Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (Phường 9, TP Cà Mau) hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang đúng cách.  Ảnh: KIỀU LOAN

Chuyện về chiếc khẩu trang

Chiếc khẩu trang từng là thứ phụ kiện không mấy người quan tâm, cho đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Chắc chưa ai quên, khi đợt dịch Covid-19 đầu tiên bùng phát vào đầu năm 2020, khẩu trang bỗng chốc trở thành mặt hàng đắt đỏ, khan hiếm. Hệ thống nhà thuốc, vật tư y tế tại Cà Mau khi đó đa phần đều treo bảng "Hết khẩu trang". Sau đó, chiếc khẩu trang trở thành vật thiết thân, thói quen của đa số người dân. Tình trạng khan hiếm mặt hàng này cũng không còn.

Thế nhưng, có một số ít người vẫn thờ ơ với chiếc khẩu trang. Khi Cà Mau thắt chặt các quy định về phòng chống dịch, thực hiện thông điệp 5K, ra quân xử phạt người không tuân thủ việc đeo khẩu trang, tình hình có vẻ được cải thiện. Nhưng vẫn có một số trường hợp bị phát hiện vi phạm và xử phạt. Ðiều băn khoăn nhất, với một số ít người, việc bắt buộc đeo khẩu trang là vì sợ bị phạt tiền hơn là vì bảo vệ sức khoẻ, sinh mệnh của chính mình và cộng đồng. Nghĩa là khi dịch bệnh bớt phức tạp, việc xử phạt vi phạm không còn quyết liệt, thì việc đeo khẩu trang cũng sẽ dễ dàng bị phớt lờ.

Thực hiện nghiêm thông điệp 5K là bảo vệ chính mình và cho cả cộng đồng. (Ảnh: Phụ huynh và học sinh Trường Tiểu học Cái Nước 1, thị trấn Cái Nước nghiêm túc thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh chụp sáng 10/5).

Khi người người, nhà nhà sử dụng khẩu trang, một câu chuyện khác cũng trở nên nhức nhối không kém: rác khẩu trang. Hầu như người ta có thể nhìn thấy chiếc khẩu trang đã qua sử dụng nằm lăn lóc ở khắp mọi nơi. Rác khẩu trang cũng là rác, và với thói quen cố hữu, người ta cư xử với nó theo một cách kém văn minh là vứt bỏ ở bất cứ chỗ nào. Chiếc khẩu trang có tác dụng giảm bớt nguy cơ lây lan dịch bệnh, nhưng rác khẩu trang lại là câu chuyện khác. Nó hoàn toàn có thể là mầm mống lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

Tâm lý xã hội

Tâm trạng xã hội và thái độ ứng xử của con người với đại dịch Covid-19 cũng còn rất nhiều điều để bàn. Tôi có một người họ hàng, mỗi lần diễn biến dịch bệnh phức tạp thì lại rất sợ hãi, bi quan. Nhất là đợt dịch bùng phát lần này, khi thấy cảnh tượng hoả thiêu các nạn nhân qua đời vì Covid-19 ở Ấn Ðộ qua ti-vi, người bà con này đinh ninh rằng: “Sắp tới ngày tận thế”. Chưa dừng lại ở đó, một số người còn thêu dệt nên các tin đồn thất thiệt, về những thuyết âm mưu, những lời tiên tri vô căn cứ về kết cục bi thảm của nhân loại. Nhan nhản trên mạng xã hội, những câu chuyện hoang đường và kết cục tận diệt của loài người, mà đại dịch Covid-19 là một minh chứng dễ dàng khiến người ta tin tưởng một cách u mê.

Ở thái cực khác, không ít người vẫn nghĩ một cách lạc quan quá trớn: “Dịch bệnh ở đâu chớ ở đây dễ gì có”. Thêm nữa, với những kết quả phòng chống dịch hữu hiệu của nước ta, người ta đinh ninh rằng mình đã an toàn. Nhất là ở những nơi như Cà Mau, chưa ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng, tâm lý ấy càng phổ biến. Ở những vùng nông thôn, dịch bệnh như một câu chuyện gì đó xa xôi, viển vông và không bao giờ xuất hiện. Người ta chưa quên câu chuyện trong đợt dịch bệnh bùng phát trước đây, một gia đình nông thôn Cà Mau đã tổ chức để người thân thuộc diện phải cách ly tập trung bỏ trốn. Lý lẽ đưa ra rất chủ quan: “Con tui dễ gì mắc dịch”.

Chuyện đám tiệc, tụ tập của người dân vẫn diễn ra một cách bình thường trong bối cảnh bất thường. Dù đâu đó có những ý kiến nghi ngại, nhưng rất nhanh chóng lại trở nên lạc lõng vì tâm lý của số đông rằng: “Ở đây chưa có dịch”. Một người bạn trên mạng xã hội đăng dòng trạng thái mỉa mai rằng: “Nên tiêm vắc-xin Covid-19 ưu tiên cho những đối tượng... hành nghề massage, karaoke, quán bar...”. Chưa cần những bình luận về tính đúng sai của ý kiến này, nhưng có thể nhận thấy tâm lý khá phổ biến, nhức nhối trong xã hội, rằng những thú vui riêng đang lấn át và tổn hại nghiêm trọng nỗ lực phòng chống dịch của cả đất nước.

Coi thường pháp luật

Có những người lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp để mưu lợi cho bản thân, vì đồng tiền mà gây hoạ cho cộng đồng, đất nước. Khi Việt Nam như một lòng chảo bị bao vây bởi cơn đại hồng thuỷ đại dịch Covid-19, hành vi đưa người nhập cảnh trái phép đã bị lên án gay gắt là “cõng rắn cắn gà nhà”. Khi nước ta đẩy lùi từng đợt dịch bùng phát, thì nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài chính là nguy cơ trực tiếp và nguy hại nhất.

Còn một vấn đề “cười ra nước mắt” khác trong mùa dịch. Ðó là những người thích câu like, tỏ ra thạo tin, thể hiện bản thân để rồi lan truyền những tin tức sai lệch, thậm chí là bịa đặt (gọi chung là Fake news - PV) gây hoang mang cho cộng đồng trên môi trường mạng xã hội. Phát hiện, xử phạt là đương nhiên, nhưng vấn đề đặt ra là tại sao vẫn có người vi phạm, thậm chí tái phạm. Ðiều gì khiến những đối tượng này bất chấp? Dường như sự nổi tiếng hư ảo, hoặc những món lợi kiếm được đã chà đạp đạo đức, lương tâm, luật pháp.

Cà Mau vừa xử lý đích đáng các đối tượng tổ chức đường dây cho người nhập cảnh trái phép qua đường biển. Thế nhưng lại vừa phát hiện vụ việc tương tự. Ðiều này cho thấy rằng, vẫn còn những người sẵn sàng bất chấp tất cả, coi thường pháp luật, coi thường sức khoẻ và tính mạng của cộng đồng để thâu lợi bất chính. Ðó là chưa kể những loại tội phạm nguy hại khác, canh me thời điểm toàn xã hội căng mình phòng chống dịch, sẵn sàng thủ ác khi có cơ hội.

Chống dịch như chống giặc là thông điệp chung của đất nước trong bối cảnh hiện tại. Không lơ là, chủ quan, cũng không sợ hãi, hoang mang. Sức mạnh đoàn kết, đồng thuận chỉ có được khi mỗi người nêu cao ý thức tự giác, tinh thần chủ động. Ðừng biến mình thành mồi lửa, con thiêu thân để tạo cơ hội cho đại dịch Covid-19 bùng phát. Bởi chỉ một sơ sẩy nhỏ, đại dịch Covid-19 có thể gây ra hậu quả khôn lường. Hãy nhìn vào những bài học đau thương của thế giới để suy ngẫm.

Hành xử văn minh, thông thái, thượng tôn pháp luật với đại dịch Covid-19 là tự bảo vệ mình và toàn xã hội./.

 

Phạm Quốc Rin

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
  • Nên cấm hay quản lý tài sản ảo, sàn giao dịch tiền mã hóa?
  • VNDIRECT dự kiến mở lại hoạt động, Cục ATTT cảnh báo tấn công mã hóa
  • Tỷ phú xứ rừng ngập mặn phấn khởi nhận thưởng lớn tại HDBank
  • Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
  • Những vụ hack lớn nhất trong lĩnh vực tài chính
  • Make in Viet Nam kỳ vọng tăng trưởng 200%, cạnh tranh sòng phẳng với Google
  • Mở rộng không gian tương tác với người dân qua ứng dụng Zalo
推荐内容
  • Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
  • VinaCapital Ventures rót vốn vào startup Việt cung cấp dịch vụ họp trực tuyến
  • Bộ Thông tin và Truyền thông dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại K9
  • Mỹ treo thưởng 10 triệu USD cho thông tin về nhóm hacker Blackcat
  • Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
  • Sóng thần công nghệ: Lời cảnh tỉnh và kêu gọi hành động