【du doan ty so wap】Chìa khóa thành công của trường nghề khi tự chủ tài chính
Sau 3 năm thực hiện tự chủ tài chính,ìakhóathànhcôngcủatrườngnghềkhitựchủtàichídu doan ty so wap hướng đi mà trường LILAMA 2 lựa chọn là gắn kết với doanh nghiệp. Đây được coi là chìa khóa để thành công trong quá trình thực hiện tự chủ của nhà trường.
Gắn kết để tiết kiệm chi phí hoạt động
Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA 2 là một trong 3 trường được lựa chọn để thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn từ 2016 - 2019.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Khánh Cường - Hiệu trưởng nhà trường, ban đầu khi mới thực hiện tự chủ, tài chính của nhà trường rất khó khăn, bởi không còn được ngân sách nhà nước bao cấp. Lãnh đạo nhà trường, các khoa, phòng phải trực tiếp đi tìm kiếm nguồn thu để bù vào số “hụt” thu từ ngân sách nhà nước. Gắn kết với doanh nghiệp chính là bước đi đúng đắn, mang tính sống còn để nhà trường có thể phát triển như ngày nay.
Trên cơ sở đó, nhà trường thực hiện gắn kết với doanh nghiệp trên 3 phương diện khác nhau. Thứ nhất là gắn kết doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, tiết kiệm kinh phí thực tập, thực hành. Nhà trường đã triển khai mạng lưới kết nối doanh nghiệp, có cán bộ chuyên trách hợp tác với doanh nghiệp (EFK) để giúp nhà trường triển khai mô hình đào tạo kép với các doanh nghiệp lớn.
Hiện nhà trường đang hợp tác với Bosch Việt Nam đào tạo khóa thứ 6 cho 118 sinh viên; hợp tác với Mercedes Benz để đào tạo cho 15 sinh viên năm 2019… Với mô hình này, sinh viên được học lý thuyết và thực hành cơ bản tại nhà trường (30%), thực hành chuyên môn tại doanh nghiệp (70%). Qua đó, tay nghề của sinh viên được trau dồi đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp, chi phí thực tập được tối ưu hóa, nhà trường tiết kiệm được kinh phí hoạt động.
Ngoài ra, nhà trường còn hợp tác với doanh nghiệp để đưa sản xuất vào các xưởng thực hành. Với hoạt động này, cả 4 bên đều được hưởng lợi, giảng viên có thêm kiến thức thực tế, sinh viên được thực hành trên sản phẩm, nhà trường khai thác được máy móc, có thêm thu nhập, đồng thời, tiết giảm được phôi liệu, chi phí thực tập cho nhà trường, doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ và không phải đầu tư thêm trang thiết bị. Đây là hoạt động không thể tách rời với quá trình đào tạo, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.
Chủ động tìm kiếm các đơn đặt hàng đào tạo từ doanh nghiệp
Ông Cường cho biết, gắn kết trên phương diện thứ hai là nhà trường đồng hành cùng doanh nghiệp trong đào tạo nâng cao, đào tạo lại cho doanh nghiệp, tư vấn cho doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên.
Đồng thời, trường thiết kế và đưa các dịch vụ đào tạo linh động cho doanh nghiệp, tư vấn và cùng với doanh nghiệp thiết kế các chương trình đào tạo ngắn hạn, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tại doanh nghiệp.
Nhà trường không đưa ra các dịch vụ sẵn có, mà cùng doanh nghiệp để thiết kế dịch vụ. Một bước tiến trong cung cấp dịch vụ từ thụ động chờ doanh nghiệp đến đặt hàng, nhà trường đi đến các doanh nghiệp để tư vấn đưa ra giải pháp đào tạo tốt nhất cho doanh nghiệp, đào tạo từ nâng cao kỹ năng cho đến các bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng, quản lý sản xuất. Hoạt động này vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp, giảng viên, vừa nâng cao kỹ năng chuyên môn, vừa có thực tiễn, vừa tạo nguồn thu cho nhà trường.
Gắn kết trên phương diện thứ ba là để doanh nghiệp tham gia đào tạo theo chuẩn của doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ. LILAMA 2 đã ký kết dự án PPP với các doanh nghiệp như Bosch Rexroth, GIZ để tài trợ phòng đào tạo nghề cơ điện tử trị giá 500.000 USD.
Nhà trường cũng đang thương thảo với công ty MTS của Đức để xây dựng thành trung tâm đào tạo MTS tại LILAMA 2… Các gắn kết này mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường, kinh phí đối ứng thấp, doanh thu, thu nhập từ dự án do LILAMA 2 quản lý, giảng viên tiếp cận được công nghệ mới.
Ông Cường cho biết, việc gắn kết với doanh nghiệp đã mang lại số kinh phí không nhỏ cho nhà trường mỗi năm. Năm 2016, hoạt động gắn kết với doanh nghiệp đóng góp cho nhà trường 7 tỷ đồng, năm 2017 là 8,2 tỷ đồng, năm 2018 là 12,4 tỷ đồng. Số thu từ hoạt động gắn kết với doanh nghiệp chiếm 24,5% tổng thu của trường./.
Bùi Tư
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Bắc Kinh tố tình báo Anh chiêu dụ nhân viên chính phủ Trung Quốc
- ·Chứng khoán 16/9: ETF giao dịch, vốn ngoại rút ròng kỷ lục
- ·Singapore mở chiến dịch thu hút khách du lịch quốc tế
- ·Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Giá xăng dầu hôm nay 30/10/2024: Ổn định
- ·Tổng thống Nga Putin được bảo vệ nghiêm ngặt ra sao khi công du nước ngoài?
- ·OGC đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu PVR
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·FBI cảnh báo nguy cơ cao Mỹ xảy ra khủng bố giống ở Moscow
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Tướng Nga bị cáo buộc gian lận xin ra tiền tuyến
- ·PVD thay đổi lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành
- ·Lên lịch cho chuyến khám phá Việt Nam trong 12 tháng...
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Ukraine công bố hình ảnh 'nghĩa địa' xe thiết giáp Nga ở Donetsk
- ·Khách đến Huế tăng mạnh
- ·Vietnam Airlines sắp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ