【lich thi đấu bong đá hom nay】Điều hành kinh tế: Linh hoạt, ứng biến nhanh hơn với thực tiễn
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tường Văn thăm dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long,ĐiềuhagravenhkinhtếLinhhoạtứngbiếnnhanhhơnvớithựctiễlich thi đấu bong đá hom nay tháng 5-2021
Nỗ lực vượt khó
Quảng Ninh là một trong những địa phương được Chính phủ ghi nhận có nhiều cách làm hay, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Điều này cũng đã góp phần rất quan trọng để nền kinh tế không bị đứt quãng, tiếp tục vận hành.
Theo báo cáo tổng hợp của Sở KH&ĐT, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm 2021 của tỉnh đã tăng 8,02%, đứng thứ 4 so với các tỉnh, thành phố trong Vùng đồng bằng sông Hồng, cao hơn 3,76 điểm % so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,02%, cao hơn 0,92 điểm % so với cùng kỳ, vượt 0,28 điểm % so với chỉ tiêu kịch bản; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,64%, cao hơn 1,13 điểm % so với cùng kỳ, tăng 0,54 điểm % so với chỉ tiêu kịch bản. Ở khu vực dịch vụ, nếu như cùng kỳ năm 2020 có mức tăng trưởng âm, thì 6 tháng năm 2021 tăng 7,0%, tuy vậy vẫn thấp 3,9 điểm % so với chỉ tiêu kịch bản.
6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng ở khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp 5,14 điểm % tăng trưởng GRDP, mức đóng góp cao nhất trong các khu vực kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của tỉnh. Đây là ngành có cơ cấu kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong nền kinh tế của tỉnh (chiếm 11,7%) và có đóng góp trong tăng trưởng kinh tế nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm (tăng 38,95% cùng kỳ, vượt 17,6% so với chỉ tiêu kịch bản, đóng góp 3,74 điểm % trong tốc độ tăng GRDP).
Có được sự tăng trưởng này là do tỉnh đã tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất trong ngành này diễn ra thuận lợi, cung ứng sản phẩm kịp thời cho nhu cầu thị trường. Đặc biệt là một số sản phẩm giữ mức tăng cao như: Xi măng (tăng 14,4% cùng kỳ, tăng 0,13 triệu tấn so với kịch bản), sợi bông cotton (tăng 15,9% cùng kỳ, tăng 11.000 tấn so với kịch bản); một số sản phẩm mới được sản xuất như: Tivi, loa, vải dệt thoi từ sợi tổng hợp, thân mũ... thuộc Dự án S-Việt Nam của Tập đoàn Foxconn, Công ty Kỹ thuật điện tử Tonly Việt Nam, Công ty Bumjin Electronics Co.Ltd, Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long… đã đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng của ngành.
Mặc dù vậy, tăng trưởng riêng từ công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chưa đủ sức tạo sự bứt phá lớn cho khu vực công nghiệp - xây dựng, do sự sụt giảm lớn từ các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Điển hình như ngành khai khoáng, có cơ cấu kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế của tỉnh (chiếm 19,2%), nhưng tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2021 đã giảm 1,54% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 4,9% so với chỉ tiêu kịch bản, làm giảm 0,33 điểm % trong tốc độ tăng GRDP.
Lý giải điều này, Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Hồng Dương cho biết: Sản lượng than sản xuất 6 tháng năm 2021 ước đạt 23,62 triệu tấn, bằng 95,3% so với cùng kỳ, bằng 96% kịch bản tăng trưởng, tương đương giảm 1,06 triệu tấn. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng than của các hộ điện giảm mạnh và thị trường tiêu thụ chậm. Cùng với đó, lượng than tồn kho tương đối lớn, đến cuối tháng 5, TKV tồn 13,5 triệu tấn, Tổng Công ty Đông Bắc tồn 2 triệu tấn, nên các đơn vị ngành Than phải điều hành sản xuất hằng tháng phù hợp với tiến độ tiêu thụ.
Đối với sản xuất phân phối điện, có cơ cấu kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong nền kinh tế của tỉnh (chiếm 19,2%), tăng 3,08% cùng kỳ, nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu kịch bản, nên chỉ đóng góp 0,5 điểm % trong tốc độ tăng GRDP. Nguyên nhân là do sản lượng điện sản xuất 6 tháng qua đạt khoảng 20,4 tỷ kWh,giảm 2,69% so với chỉ tiêu kịch bản, do nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí thu hẹp quy mô kinh doanh hoặc ngừng hoạt động; thêm vào đó, thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang thực hiện điều tiết điện theo cơ chế thị trường; một số nhà máy điện năng lượng tái tạo trên địa bàn cả nước được bổ sung đưa vào phát điện thương mại trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tác động trực tiếp đến sản lượng điện huy động của các nhà máy nhiệt điện than, trong đó bao gồm sản lượng điện huy động của 7 nhà máy nhiệt điện than trên địa bàn tỉnh. Về xây dựng, mặc dù tốc độ tăng trưởng tăng tới 22,19% so với cùng kỳ, vượt 1,7 điểm % kịch bản, tuy nhiên, chỉ chiếm 5,04% tỷ trọng GRDP, do đó chỉ đóng góp 1,2 điểm % trong tăng trưởng GRDP.
Giữ vững mục tiêu tăng trưởng cao
GRDP 6 tháng đầu năm của tỉnh vẫn thấp hơn 1,3 điểm % so với chỉ tiêu kịch bản tăng trưởng. Như vậy, để đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 ở mốc 2 con số, các chỉ tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm sẽ phải vượt chỉ tiêu đặt ra để bù đắp phần thiếu hụt ở 6 tháng đầu năm. Theo đó, tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm phải đạt tối thiểu 11,78% (quý III là 10,6%, quý IV là 12,4%); thu NSNN không thấp hơn 31.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 55.000 tỷ đồng.
Phát biểu kết luận phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 6-2021, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tường Văn đã khẳng định: Quảng Ninh quyết tâm không thay đổi chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 trên 2 con số. Để đạt được mục tiêu đó, trong những tháng cuối năm tiếp tục triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn với những biện pháp chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đảm bảo địa bàn an toàn, phục vụ cho phát triển kinh tế; phát triển KT-XH trên cơ sở giữ vững các trụ cột của các ngành sản xuất kinh doanh ít chịu tác động của dịch bệnh (trọng tâm là ngành than, điện, xi măng, các KKT, KCN, CCN...); tận dụng từng cơ hội kiểm soát được dịch bệnh đưa ngành du lịch, dịch vụ hoạt động trở lại; tập trung phát triển tối đa ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, đặc biệt là phát triển bền vững nghề nuôi biển theo quy hoạch; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN…
Theo chỉ đạo của tỉnh, các cơ quan chức năng đang tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành Than trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Phấn đấu sản lượng sản xuất than sạch 6 tháng cuối năm 2021 đạt trên 21,8 triệu tấn để đạt mục tiêu trên 45,5 triệu tấn năm 2021 (trong đó, TKV khoảng 40 triệu tấn, Tổng Công ty Đông Bắc 5,5 triệu tấn). Đồng thời, khẩn trương làm việc với 7 nhà máy nhiệt điện trên địa bàn và với Bộ Công Thương để đề xuất kế hoạch huy động sản lượng điện đối với các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh đạt 38,5 tỷ kWh nhằm tăng thêm sản lượng tiêu thụ than cho các nhà máy điện.
Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi tăng tối đa sản lượng đối với các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo, đảm bảo thực sự là động lực tăng trưởng; đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án mới. Dự kiến trong tháng 7 sẽ khởi công Dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam tại KCN Sông Khoai; phấn đấu hoàn thiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh trong quý III/2021; cùng với đó, đôn đốc, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ, đưa 9 dự án chế biến, chế tạo đi vào hoạt động…
Đối với lĩnh vực xây dựng, tập trung tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các nhà đầu tư triển khai các dự án ngoài ngân sách; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển nhà ở, trung tâm thương mại, siêu thị tại các thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí… Đẩy nhanh tiến độ sớm khởi công Dự án Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh, Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn. Song song với đó, giải ngân vốn đầu tư công đang được đẩy nhanh, phấn đấu đến ngày 30/6 phải giải ngân đạt 50% kế hoạch và đến ngày 30/9 đạt 100% kế hoạch.
Theo phân tích của cơ quan chức năng, trong thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021, sẽ có một số thuận lợi như: Trong tỉnh, tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt, tiếp tục góp phần thực hiện mục tiêu kép, thúc đẩy KT-XH phát triển trong trạng thái bình thường mới. Các công trình trọng điểm bằng nguồn vốn ngân sách, ngoài ngân sách tiếp tục được tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh triển khai thực hiện. Nhiều nhà đầu tư đã quyết định tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư hoặc mời gọi các đối tác vệ tinh đầu tư tại Quảng Ninh. Các ngành công nghiệp, chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng, một số nhà máy được bổ sung năng lực mới tăng thêm trong quý III và quý IV/2021.
Trên cơ sở thống kê, tổng hợp lại tình hình sản xuất, đưa vào vận hành các nhà máy điện trên toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ Công Thương sẽ rà soát, xem xét việc điều chỉnh kế hoạch huy động điện từ các nhà máy, do vậy 7 nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh có thể được ưu tiên, tạo điều kiện huy động, tăng sản lượng điện… Đây là những tín hiệu tốt, góp phần vào tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm nay.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Khởi tố 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến
- ·Chuyển điều tra các sai phạm nghiêm trọng về đất đai tại Cần Thơ
- ·Bác kháng cáo đòi tiền của 4 công ty đối với Vietinbank
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Niềm đau chung của anh em ông Đinh La Thăng
- ·Đại gia Sài Gòn mất két sắt chứa tiền, vàng khủng
- ·Ông Đinh La Thăng: Không ai tự lấy đá ghè chân mình
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Diễn viên Ngọc Trinh nức nở khi tòa tuyên thắng kiện
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Mất tới nửa thập kỷ mới ra được bản án cho một vụ cướp bất thành
- ·Phúc thẩm Đinh La Thăng: Tòa truy 20 tỷ đồng Ninh Văn Quỳnh chiếm đoạt
- ·Truy tố kẻ siết cổ người tình đến chết sau khi ân ái
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Bộ sậu gây thất thoát 304 tỷ tại Agribank Cần Thơ đối diện với mức án nào?
- ·Nam diễn viên trộm xe Range Rover, tạo màn rượt đuổi như phim
- ·Tá hoả phát hiện bộ xương khô trên đồi thông ở Chí Linh, Hải Dương
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Khởi tố vụ cô gái Thanh Hóa bị lột đồ, tưới nước mắm giữa phố