【kết quả bóng đá u19 hôm qua】“Đêm tàn”... cho đời hừng đông
(CMO) Năm 2010, tôi về làm phóng viên Báo Cà Mau. 2 năm sau, trước cơ quan dựng tượng Anh hùng LLVTND, liệt sĩ, Nhà báo Nguyễn Mai. Cũng từ đó, tôi mới chú tâm tìm hiểu thêm về sự nghiệp của các bậc tiền bối, cha chú đi trước, thêm tự hào về truyền thống báo chí tỉnh nhà.
Cà Mau có 3 nhà báo liệt sĩ được phong, truy tặng Anh hùng LLVTND là các nhà báo: Phan Ngọc Hiển, Trần Ngọc Hy và Nguyễn Mai. Riêng Anh hùng LLVTND, Nhà báo liệt sĩ Nguyễn Mai, tôi mày mò đọc hầu hết các tác phẩm trong tuyển tập của ông (mà công đầu thuộc về Nhà báo Phạm Văn Tri (Bảy Minh), nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau khởi xướng tập hợp, sưu tầm). Đọc tới đâu, “nổi da gà” tới đó. Những bài viết báo gồm tuỳ bút, phóng sự, truyện ngắn, tạp văn… từ thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ trước mà cứ lôi cuốn, đằm thắm, cháy bỏng… như mới hôm qua, hôm kia. Ngày 9/2/1970, Tết Canh Tuất, một ngòi bút tài hoa, một trái tim yêu đời tha thiết, một chiến sĩ cách mạng kiên trung đã mãi nằm lại ở cánh đồng Bàu Quảng…
Đoàn viên thanh niên các cơ quan báo chí đắp nền nhà cho gia đình Anh hùng LLVTND, Nhà báo, liệt sĩ Nguyễn Mai tại xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước. |
Tác phẩm “Đêm tàn” đăng trên số báo Tết Canh Tuất năm 1970 là tác phẩm cuối cùng của Nhà báo Nguyễn Mai trên báo Cà Mau giải phóng. Gặp lại Nhà báo Nguyễn Minh Nối (bút danh Nguyễn Minh), nguyên phóng viên báo Cà Mau giải phóng, ông kể lại: “Năm 1998, dịp đoàn phim của Đài PT-TH Cần Thơ về làm phim tài liệu về Nhà báo Nguyễn Mai, tôi được mời tham dự với tư cách là nhân chứng độc giả”. Nhà báo Nguyễn Minh Nối, cố Nhà báo Lê Hữu Nghiêm (Út Rô) cùng tham gia với đoàn phim và thuyết phục bà Nguyễn Thị Mười (Mười Be), người yêu - vợ của Nhà báo Nguyễn Mai tham gia đoàn phim. Nhà báo Nguyễn Minh Nối là người đặc biệt yêu thích tác phẩm của Nhà báo Nguyễn Mai, riêng tác phẩm “Mối tình năm cũ” thì Nhà báo Minh Nối đọc thuộc làu làu. Gần đây, ông đăng lại các tác phẩm của Nhà báo Nguyễn Mai, Nhà văn Lê Vĩnh Hoà trên Facebook cá nhân. Bọn hậu sinh chúng tôi toàn chờ những status mới của ông để đọc… ké.
Trong cơn mưa dầm tháng Bảy, chúng tôi ghi lại những kỷ niệm của Nhà báo Phạm Văn Tri (Bảy Minh) về người đồng chí, người anh, người đồng nghiệp Nguyễn Mai. Theo Nhà báo Phạm Văn Tri, mối tình giữa Nhà báo Nguyễn Mai và bà Mười là mối tình sâu đậm, éo le và nhiều khúc mắc cho tới tận bây giờ. Có thể gọi bà Mười Be là vợ của Nhà báo Nguyễn Mai bởi mấy lý do, mà đến nay, không cớ gì không nói. Một là, dù chưa chính thức trầu cau, cưới hỏi, song với Nhà báo Nguyễn Mai, bà Mười là mối tình vô cùng sâu đậm, riêng những tác phẩm và những lá thơ viết riêng cho bà Mười (52 lá tất cả, như lời bà Mười thổ lộ) thì Nhà báo Nguyễn Mai đã khẳng định bà là người yêu, người vợ trọn đời. Thứ hai, Nhà báo Nguyễn Mai và bà Mười đã có một người con chung (con gái, tên Thảo), là kết tinh của tình yêu đôi lứa, là sự hiện hữu của mối tình mà Nhà báo Nguyễn Mai và bà Mười đã cam kết “Dù cho gặp phải nghịch cảnh thế nào cũng phải đến được với nhau”.
Qua lời của Nhà báo Phạm Văn Tri, mới thấy hết sự anh dũng, gan dạ và tinh thần kiên cường, bất khuất của Nhà báo Nguyễn Mai trước kẻ thù. Dịp làm báo Tết Canh Tuất 1970, Nhà báo Nguyễn Mai tạt ngang Bàu Quảng (thuộc vùng ven Thạnh Phú, giờ ở quãng giữa Cái Rắn và Rau Dừa) để tặng mấy bộ quần áo cũ cho gia đình chị Việt Hồng, chồng bỏ, dắt díu 2 con nhỏ tản cư ở đây. Cùng lúc đó, giặc đổ trực thăng dọn bãi để càn quét. Hàng chục thanh niên hoảng loạn chạy giặc về phía Vịnh Gốc. Phía chòi của người phụ nữ vang lên những tiếng rên la, kêu cứu. Trước tình thế căng thẳng, Nhà báo Nguyễn Mai với cây carbine trong tay bình tĩnh rời khỏi nơi ẩn nấp, nhả từng viên đạn vào đội hình của giặc, mở đường máu cho những người dân rút an toàn. Cả chục tên giặc ngã xuống trước mũi súng kiên cường của Nhà báo Nguyễn Mai, cho đến viên đạn cuối cùng… Trước khi rơi vào tay giặc, Nhà báo Nguyễn Mai đập gãy báng súng. Giặc tràn tới, Nhà báo Nguyễn Mai hy sinh khi 39 tuổi. Giặc điên cuồng trả thù, dùng lưỡi lê đâm nát đôi mắt của Nhà báo Nguyễn Mai.
Ông Bảy Minh kể: “Anh Nguyễn Mai là người sống giản dị, có một trái tim thuần hậu, thương người, nhạy cảm. Nguyễn Mai là ngòi bút tài hoa, viết được nhiều thể loại, viết nhanh, viết hay và khó ai có thể học hỏi, bắt chước. Với nghề báo, Nguyễn Mai coi đó là nhiệm vụ cách mạng, là sự thúc giục của cả khối óc và trái tim. Đi nhiều, chấp nhận nguy hiểm, xông pha tới nơi nào khó khăn nhất. Lửa nghề và nhân cách sống của ông khiến ai cũng phải thán phục. Những tác phẩm báo chí thời kỳ ở Sài Gòn của ông đánh trực diện vào kẻ thù, giặc phải dùng mật thám tróc nã. Từ một người “ngoại đạo” được tổ chức phân công về thành, chỉ trong một thời gian, Nguyễn Mai không những trở thành một nhà báo mà còn là một nhà báo lớn. Anh cũng chính là người trực tiếp sửa bài báo đầu tiên của tôi”.
Nhà báo Đỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn) kể về kỷ niệm với Nhà báo Nguyễn Mai: “Tôi gặp Nhà báo Nguyễn Mai dịp học lớp Thông tín viên cho cán bộ tuyên huấn xã. Khi ấy, Nhà báo Nguyễn Mai giảng giải về cách viết tin, bài, thơ ca, hò vè để tuyên truyền chống giặc. Phải nói đây là một con người có tố chất đặc biệt, giảng giải rạch ròi, cuốn hút, dẫn chứng thuyết phục. Nhà báo Nguyễn Mai đọc thuộc lòng cả những bài báo, truyện ngắn của ông khiến mọi người không khỏi trầm trồ, thán phục”.
Cuộc đời có những biến cố không lường
Khi biết hoàn cảnh khó khăn của bà Mười (hiện cư ngụ tại xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước), Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Bé cùng Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã đứng ra vận động tiền cất lại căn nhà cho gia đình. Tháng 6/2019, Chi đoàn của các đơn vị: Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau đã về nguồn hỗ trợ gia đình đắp lại nền nhà, để căn nhà được nhanh chóng khởi công, bàn giao vào dịp 27/7/2019.
Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Bé cho biết: “Cà Mau tự hào có những nhà báo là anh hùng, liệt sĩ, thương binh, có nhiều cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, kế thừa truyền thống quý báu, chúng tôi được sự hỗ trợ của Báo Pháp Luật Việt Nam đã có đủ kinh phí để xây cất lại nhà mới cho vợ Anh hùng liệt sĩ, Nhà báo Nguyễn Mai. Coi đó là nghĩa cử, sự trân trọng và tấm lòng của thế hệ sau với các bậc tiền bối. Không chỉ vậy, các vật dụng sinh hoạt, nội thất trong nhà cũng được Tạp chí Người Làm Báo, Báo Nhà báo và Công Luận hỗ trợ cho gia đình”.
Báo chí Cà Mau đã có nhiều việc làm thiết thực để giữ gìn mạch nguồn, truyền thống được gây dựng từ thế hệ cha, anh. Đó là việc xây dựng tượng Anh hùng LLVTND, Nhà báo liệt sĩ Nguyễn Mai năm 2012 với sự ủng hộ và đồng thuận sâu sắc của Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau khi ấy là ông Nguyễn Tuấn Khanh. Kế đến là ngôi nhà được bàn giao cho vợ của Anh hùng liệt sĩ, Nhà báo Nguyễn Mai và dự kiến sắp tới sẽ là hỗ trợ sửa chữa nhà cho gia đình Anh hùng liệt sĩ, Nhà báo Trần Ngọc Hy.
Mảnh đất Cà Mau cũng là nơi sản sinh, cung cấp nhiều cây bút chất lượng cho báo chí cả nước. Bút sắc, lòng trong, nghĩa tình và đoàn kết, đó là tôn chỉ mà báo chí Cà Mau đã và đang coi như tài sản quý báu nhất của mình. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Thanh Dũng khẳng định: “Báo chí tỉnh nhà không chỉ đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, mà còn có nhiều nghĩa cử, hành động thể hiện những giá trị nhân văn nhất của nghề nghiệp. Trong đó, hoạt động tri ân, hỗ trợ gia đình các bậc tiền bối gặp khó khăn là công việc nên làm, đáng làm và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì”.
Gởi gắm trong cuộc trò chuyện, Nhà báo Phạm Văn Tri mong mỏi: “Trước đây, lúc chị ruột thứ Tư thờ tự Nhà báo Nguyễn Mai, chúng tôi không có ý kiến. Nhưng sau này, khi bà Mười được giao trọng trách hương khói cho anh Nguyễn Mai, có lúc chúng tôi xuống thăm, nhìn căn nhà gần sập mà lòng đứt từng đoạn. Một nhà báo tài năng, một chiến sĩ cách mạng anh hùng xứng đáng có một nơi thờ tự đàng hoàng, một nơi để hàng năm những người thân thiết, những người quen biết và anh em báo chí tề tựu về tưởng nhớ. Căn nhà mới hay bất cứ sự hỗ trợ nào của anh em cũng không gì khác ngoài mục đích ấy. Về sau này bà Mười mất đi, thì để con hoặc cháu của anh Nguyễn Mai duy trì thờ tự, đó đâu phải là chuyện ai xứng đáng hay không…”.
Tôi bồi hồi khi đọc lại truyện ngắn “Mối tình năm cũ” của Anh hùng liệt sĩ, Nhà báo Nguyễn Mai, một trong những tác phẩm mà hầu hết mọi người đồng tình là hay nhất của ông. Trong ngòi bút của ông có lửa cách mạng, có sự đằm thắm của trái tim nhạy cảm và một tình yêu bao la với quê hương, xứ sở. Ông đã chọn nằm lại với đất mẹ vào một ngày xuân, ra đi với tư thế của một chiến sĩ cách mạng chiến đấu và chiến thắng. Để “Đêm tàn” qua hết, một bình minh hửng sáng chiếu rọi khắp tương lai./.
Phạm Quốc Rin
Anh hùng liệt sĩ, Nhà báo Nguyễn Mai tên thật là Phan Trường Thọ (Sinh năm 1931, quê quán ấp Rạch Bần, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), nguyên phóng viên báo Cà Mau giải phóng. Ông tham gia hoạt động hợp pháp tại Sài Gòn dưới chế độ Mỹ - Diệm, tham gia viết báo, có bài đăng ở hàng chục tờ báo. Bị chính quyền Mỹ - Diệm bố trí mật thám tróc nã, sau đó là lệnh truy nã toàn miền Nam. Năm 1960, Nhà báo Nguyễn Mai về Cà Mau, làm phóng viên báo Cà Mau giải phóng và hy sinh vào tháng 2/1970 tại Cà Mau (khi đang tuổi 39). Ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND vào năm 2011. Hiện nay, địa bàn tỉnh Cà Mau có 2 ngôi trường mang tên Anh hùng liệt sĩ, Nhà báo Nguyễn Mai ở Cái Nước và U Minh. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Người làm báo cần phải nâng cao và trau dồi đạo đức hơn nữa
- ·Chương trình nghệ thuật Xuân Trường Sa lần thứ 11 năm 2023
- ·Ấn tượng từ cuộc thi ảnh “Bến Cát đồng hành cùng Bình Dương phát triển”
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·“Sân chơi đường phố” tặng quà thanh niên công nhân khó khăn
- ·600 đại biểu, văn nghệ sỹ dự 'Hội nghị Diên Hồng' của ngành văn hóa
- ·Gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Phim tài liệu của Việt Nam News giành giải Nhất LHP phim ngắn của Mỹ
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao cho Hội Nhà báo phía Nam
- ·Báo cáo chương trình tham gia Liên hoan Đờn ca tài tử Quốc gia lần 3 năm 2022
- ·Tự hào là con cháu vua Hùng
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Trung tâm Báo chí SEA Games 31 chính thức đi vào hoạt động
- ·Vắc xin ngừa bệnh livestream
- ·Bồi dưỡng nghiệp vụ bếp với chủ đề các món heo
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Khai mạc Hội thi Duyên dáng Phụ nữ Bình Dương lần I