【bxh serie a brazil】7 trường đại học lọt top 500 trường châu Á là do biết xây dựng uy tín
Đến thời điểm này,ườngđạihọclọttoptrườngchâuÁlàdobiếtxâydựnguytíbxh serie a brazil đã có 23 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập được Chính phủ cho thí điểm tự chủ. Sau 3 năm (2014-2017), mô hình thí điểm tự chủ bước đầu được đánh giá tích cực, các cơ sở giáo dục ĐH đã có những thành tựu nhất định và được xã hội công nhận.
Các trường ĐH đã chủ động mở ngành và phát triển chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội; phương pháp và nội dung giảng dạy tiếp cận chuẩn quốc tế. Số đề tài khoa học công nghệ được phê duyệt, số lượng các công trình được công bố của các trường tự chủ từ 2013 - 2016 nhìn chung tăng lên đáng kể.
Vị trí xếp hạng của các trường đại học Việt Nam trong QS châu Á năm 2018- 2019
Về tài chính, tổng thu giai đoạn sau tự chủ so với trước tự chủ tăng 16,6%. Cơ chế thí điểm tự chủ tạo điều kiện cho các trường chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Cùng với việc tăng học phí, các trường đã thực hiện tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng đối với người học, thực hiện chính sách xã hội hóa đối với người học, có những thay đổi về chính sách học bổng và học phí đối với đối tượng chính sách.
Các trường ĐH đã ý thức được việc nâng cao chất lượng
Phát biểu tại Tọa đàm trực tuyến “Tự chủ đại học – Xu thế phát triển tất yếu” diễn ra sáng 25/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29, trong đó đặt ra mục tiêu: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Sau 5 năm thực hiện bước đầu tạo ra những chuyển biến đối với giáo dục ĐH.
Nghị quyết số 29 được ban hành vào năm 2013; đến năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77 thí điểm đổi mới đối với các cơ sở giáo dục ĐH. Đến nay, Chính phủ đã phê duyệt thí điểm 23 trường thực hiện tự chủ.
Đây là đợt thí điểm lớn nhất từ trước đến nay, tự chủ trên 3 phương diện mới là: Chuyên môn học thuật, tổ chức nhân sự bộ máy và tự chủ về tài chính. Sau 5 năm, qua kết quả thí điểm của 23 cơ sở ĐH, Chính phủ và Bộ GD-ĐT đánh giá đã đạt kết quả tích cực, kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục ĐH.
Những nội dung sửa đổi đó đã được đưa vào dự thảo Luật. Quốc hội đã có ý kiến và dự kiến cuối năm 2018 sẽ thông qua để thể chế hóa chính thức những chủ trương, chính sách đã thực hiện trong những năm qua. Chúng ta phải thể chế hóa vì thời gian thí điểm 2014-2017 đã hết.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc
Trong Nghị quyết 29 nhấn mạnh việc xây dựng một số trường ĐH, các ngành học mang tầm quốc tế. Các cơ sở giáo dục ĐH trong những năm qua đã ý thức được việc xây dựng uy tín, chất lượng, hội nhập với thế giới.
Đến nay, đã có 117 trường, hơn 100 chương trình được kiểm định quốc tế... Với nỗ lực của các trường, đến nay, theo vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng QS Asia 2018-2019 cho 505 trường ĐH hàng đầu châu Á do Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) của (Anh) bình chọn cho thấy, năm 2018, Việt Nam có 7 trường nằm trong top 500 trường châu Á.
Ngoài ra, đến nay, Việt Nam cũng đã có 2 trường lọt top 1.000 của thế giới. So với các trường lớn trên thế giới, quy mô ngân sách, đầu tư của chúng ta còn khiêm tốn nhưng bước đầu những đối mới đã đúng hướng, khả quan.
Ngoài hội nhập và kiểm định, các cơ sở giáo dục bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu khoa học quốc tế. Có một thời gian dài, nguồn thu của các trường dựa nhiều vào đào tạo; việc nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế chưa được quan tâm, mà chúng ta biết, các trường muốn được xếp hạng quốc tế phải có yếu tố nghiên cứu khoa học.
Trong những năm gần đây, các trường đã được quan tâm đầu tư và tạo cơ chế thích hợp để thúc đẩy những nghiên cứu khoa học. Trong 2 năm gần đây, số liệu công bố quốc tế nhiều hơn 5 năm trước đây cộng lại. Điều đó dẫn đến thứ hạng của các trường ĐH của chúng ta tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Nghị quyết 29 cũng nhấn mạnh đến phát huy về phẩm chất, năng lực của người học. Trong các quy chế các trường bắt đầu tham khảo các chương trình đào tạo của nước ngoài, ý kiến của doanh nghiệp, nhu cầu xã hội để đổi mới chương trình, nội dung phương pháp giảng dạy phù hợp.
Quan sát ở các trường ĐH, các thầy cô giáo đã đổi mới phương pháp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. Khá nhiều trường các em sau khi tốt nghiệp hoàn toàn đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao xã hội.
Như vậy, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, chúng ta hoàn toàn có niềm tin nếu tiếp tục đổi mới, thể chế hóa đường lối và quan tâm, hỗ trợ với những trường đại học có kết quả tốt, tôi tin tưởng sắp tới sẽ có nhiều trường góp mặt vào quá trình đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
84% sinh viên ra trường có việc làm sau 12 tháng
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29, đến nay giáo dục ĐH đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực.
TS Nguyễn Đắc Hưng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho biết, những thành tựu mà giáo dục ĐH đã đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, đặc biệt là về tự chủ ĐH được thể hiện rất rõ thông qua các chỉ số.
TS Nguyễn Đắc Hưng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương)
Chỉ số thứ nhất, nhìn một cách khái quát, thể hiện rõ nét nhất là trước khi thực hiện Nghị quyết 29, chúng ta chưa có trường nào nằm trong top 1000 các trường đại học trên thế giới. Sau 5 năm, chúng ta có 2 trường top thế giới, châu Á từ 1 -2 trường, đến nay lên 7 trường, rất nhiều trường trong top 400 – 300 châu Á. Một số ngành, lĩnh vực đào tạo đã so sánh được với các trường ĐH lớn trên thế giới và khu vực.
Chỉ số thứ hai, 84% sinh viên ra trường có việc làm sau 12 tháng. Chỉ số thứ ba, số công trình nghiên cứu được công bố trong nước và quốc tế tăng gấp đôi. Chỉ số thứ tư, sự chuyển biến về nhận thức, hành động trong các trường ĐH, nhất là khi chúng ta tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết có thể khẳng định chủ trương tự chủ của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 là hoàn toàn đúng đắn, cho phép chúng ta tạo nên cuộc cạnh tranh lành mạnh trong khối các trường ĐH toàn quốc.
Điều đáng phấn khởi là trước đây, chúng ta đánh giá trường ĐH dân lập còn hạn chế về chất lượng thì đến nay, một số trường ĐH theo kiểm định quốc tế được đánh giá là rất cao.
Điều cuối cùng là công tác quản lý đối với chất lượng đào tạo ĐH và sau ĐH được quản lý chặt chẽ hơn thông qua việc tiếp cận dần với chất lượng, tiêu chuẩn của quốc tế.
Đấy là những thành tựu trong 5 năm qua chúng ta đã đạt được. Tất nhiên, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 thì còn dài, nhưng trong thời gian không xa nữa, mà cụ thể hơn là sau 10 năm tổng kết thực hiện Nghị quyết thì sẽ có nhiều chuyển biến hơn và rõ nét hơn, thu được nhiều thành quả hơn.
TheoVOV
(责任编辑:World Cup)
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Điều tra, xử lý nghiêm các vụ phá rừng
- ·Điều tra, xử lý nghiêm các vụ phá rừng
- ·Phạm nhân được nhận, gửi thư và nhận đồ vật
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·3 xe tải tông nhau liên hoàn
- ·Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm
- · “Có tật giật mình”
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Bị tạm giam vì không được chào
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Tìm thấy thi thể chị Lầu Y Tồng bị trôi suối
- ·Bỏ trốn 11 năm vẫn phải quy nã
- ·Bắt đôi nam, nữ tàng trữ ma túy
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Phú Riềng giảm cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông
- ·Bắt hơn 1.000 gói thuốc lá nhập lậu
- ·Bắt 2 vụ vận chuyển, tàng trữ gỗ lậu
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Bắt quả tang tàng trữ “hàng đá”