【trận đấu fiorentina gặp inter milan】Phập phồng nỗi lo sạt lở
Phó Chủ tịch UBND huyện Ðầm Dơi Thái Hoàng Bo (phải) thăm, trao tiền hỗ trợ cho gia đình bị sạt lở đất.
Trong những ngày đầu tháng 6, trên địa bàn huyện Ðầm Dơi xảy ra 5 vụ sạt lở đất, làm sụp hoàn toàn 5 căn nhà, bị thương 1 người và sụp 3 đoạn lộ bê-tông với chiều dài 57 m và 15 m rạn nứt có nguy cơ sụp lở cao, ước tổng thiệt hại ban đầu trên 350 triệu đồng.
Gia đình bà Phạm Thị Tiên, ấp Ðồng Giác, xã Tân Thuận, là hộ nghèo, không đất sản xuất, hằng ngày làm thuê, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Vào lúc 24 giờ, ngày 6/6, xảy ra 1 vụ sạt lở đất, làm thiệt hại hoàn toàn căn nhà của gia đình bà, ước thiệt hại khoảng 90 triệu đồng.
Anh Phùng Thanh Tâm, con bà Phạm Thị Tiên, cho biết: “Nhà trước lở, gia đình tốc chạy vô nhà trong, thì nhà trong tiếp tục bị sụp lở. Chiếc vỏ máy cũng bị chìm, sóng cuốn trôi mất không vớt được”.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ðầm Dơi Thái Hoàng Bo (phải) thăm, trao tiền hỗ trợ cho gia đình bị sạt lở đất. |
Ông Huỳnh Ngọc Khải, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, cho biết: “UBND xã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho bà con trên địa bàn xã có ý thức phòng tránh sạt lở, đặc biệt là bà con sống khu vực chợ Tân Tiến và bà con ở khu vực gần cửa biển. UBND xã cũng chỉ đạo cho ngành công an, quân sự, có sự phối hợp với Ðồn Biên phòng Tân Tiến tăng cường lực lượng để hỗ trợ di dời khi có tình huống xảy ra nhằm đảm bảo tính mạng cũng như tài sản của bà con trên địa bàn”.
Ngoài những điểm sạt lở trên, hiện nay tại nhiều khu vực khác của xã Tân Tiến và Tân Thuận cũng có dấu hiệu rạn nứt, nguy cơ sạt lở cao.
Ông Thái Hoàng Bo, Phó Chủ tịch UBND huyện Ðầm Dơi, cho biết, bên cạnh sự chia sẻ những khó khăn, tổn thất đối với các hộ bị thiệt hại do sạt lở, huyện cũng chỉ đạo các xã có kế hoạch di dời người dân sống ở những nơi có nguy cơ sạt lở cao vào nơi an toàn; đồng thời có phương án hỗ trợ để bà con có điều kiện khôi phục sản xuất.
Ðầm Dơi có 3 xã ven biển là Tân Tiến, Tân Thuận và Nguyễn Huân, ở những nơi này nước thường chảy rất mạnh và xoáy nên mỗi năm đều xảy ra sạt lở đất, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, do tập quán buôn bán ven sông nên việc di dời người dân đến nơi ở mới gặp nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương cần có giải pháp thiết thực để di dời những hộ trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vào khu tái định cư hoặc vào những nơi an toàn nhưng vẫn duy trì được sản xuất, bảo đảm điều kiện sống cho bà con./.
Bài và ảnh: Thuỳ Mỵ
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Ngày 1/8, cả nước ghi nhận 8.620 ca mắc Covid
- ·Hà Nội: Kỷ luật thật nặng người đứng đầu nếu lơ là công tác phòng, chống dịch
- ·Bản lĩnh người hùng
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Hôm nay anh đi bộ đội
- ·Sẵn sàng lên đường nhập ngũ
- ·Số người mắc virus corona có thể tiếp tục tăng, kiên trì chống dịch
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·Sáng 20/10, khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Muốn thắng đại dịch virus corona: Quyết liệt, chủ động nhưng phải bình tĩnh
- ·Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vaccine phòng COVID
- ·Thủ tướng chỉ đạo đưa người Việt từ Trung Quốc về qua 5 cửa khẩu
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Hành trình trọn vẹn cho những chuyến đi
- ·Hệ thống các Sun World tại miền Bắc chính thức mở cửa đón khách sau siêu bão Yagi
- ·Kiến tạo tương lai, đường dài chung bước
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Infographic: Trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội