【bxh vl wc nam my】Áp dụng Nghị định 134 nếu quy định không thống nhất với Thông tư 38
Cụ thể, theo phản ánh của một số DN đang gặp vướng mắc với việc xử lý phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu vật tư dư thừa NK để gia công, tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1-9-2016 vừa qua có quy định: "Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan."
Trong khi đó, theo quy định mà các DN đang thực hiện được quy định tại khoản 5, Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì: "Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế".
Trước quy định này, DN băn khoăn nên thực hiện theo nào bởi cùng 1 lúc 2 văn bản cùng có hiệu lực nhưng có 2 hướng dẫn thực hiện khác nhau. Theo Thông tư 38 thì DN phải kê khai thuế với cơ quan thuế nội địa. Theo Nghị định 134 thì lại kê khai và nộp thuế với cơ quan Hải quan.
Trả lời về vấn đề này, tại buổi họp báo giới thiệu về Luật Thuế XK, thuế NK 107 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 5-10 vừa qua, bà Đào Thu Hương- Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan) cho biết, Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật cao hơn Thông tư, vì vậy, trong trường hợp này các DN thực hiện theo quy định tại Nghị định 134.
Bên cạnh đó, cũng để trả lời thắc mắc của DN trong việc quy định phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan khi xử lý phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu vật tư dư thừa NK để gia công theo quy định tại Nghị định 134, phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với đại diện Cục giám sát quản lý, theo đó, trong trường hợp này, DN sẽ thực hiện mở tờ khai mới và khai theo loại hình “chuyển tiêu thụ nội địa” để kê khai nộp thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan.
Tuy nhiên, đại diện này cũng cho biết, nếu DN có vướng mắc cần có văn bản gửi tới cơ quan Hải quan để được xem xét và hướng dẫn một cách cụ thể cho từng trường hợp.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Nghệ An: Thanh tra dự án khu dịch vụ thương mại của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt
- ·Thắng play
- ·Kết quả bóng đá siêu cúp Anh Arsenal 1
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Chưa chấp hành nghiêm quy định đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- ·Người có liên quan kế toán trưởng HSL bị xử phạt do không báo cáo về dự kiến giao dịch
- ·Hạ Indonesia, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chờ quyết đấu Thái Lan
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·242 thủ tục hành chính/chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Cổ phiếu TTB bị đình chỉ giao dịch từ ngày 19/1
- ·Tin chuyển nhượng 5/8: MU hoãn ký Amrabat, PSG trả thù Real Madrid
- ·Chứng khoán hôm nay (19/1): VN
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Thủy điện Vĩnh Sơn
- ·Chứng khoán hôm nay (29/11): Sắc xanh duy trì, VN
- ·Kết quả bóng đá Tây Ban Nha 2
- ·Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- ·Công ty Thép Việt đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu POM