【soi kèo al ittihad】Giữ bằng được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
Lo không giữ được lạm phát dưới 4%
Theữbằngđượccácchỉtiêukinhtếvĩmôsoi kèo al ittihado PGS-TS. Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính), năm 2022, Việt Nam khó lòng kiểm soát lạm phát dưới 4% theo mục tiêu của Quốc hội đã đặt ra.
Lý do không phải nằm trong việc điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành, mà do yếu tố khách quan bên ngoài. Một phần là do giá xăng dầu và nguyên, nhiên liệu đầu vào của sản xuất tăng, nhưng phần khác lớn hơn rất nhiều xuất hiện ngoài dự tính là Covid-19 mới quay trở lại Trung Quốc.
“Chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách Zero Covid bằng các biện pháp giãn cách xã hội khiến rất nhiều hàng hoá nguyên liệu nhập khẩu là đầu vào của sản xuất và cả hàng tiêu dùngthiết yếu ‘Made in China’ bị gián đoạn. Hiện Trung Quốc chiếm 12% tổng thương mại toàn cầu, nếu chính sách Zero Covid kéo dài vài ba tháng thì tác động đến thế giới vô cùng lớn, đặc biệt là tạo áp lực lên lạm phát”, ông Cường phát biểu.
Ngoài ra, lạm phát còn bị đe dọa bởi tổng cầu nhiều khả năng tăng đột biến, nhất là nhu cầu sử dụng dịch vụ. Suốt 2 năm vừa qua, hoạt động tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng bị đóng băng, kể từ ngày 15/3 năm nay đã mở cửa hoàn toàn, nên như chiếc lò xo bị nén quá sâu, quá lâu, giờ bung ra sẽ rất mạnh mẽ. “Du lịch, vui chơi, tham quan tăng kéo theo các dịch vụ khác tăng theo, cầu tăng đột ngột tác động ngay đến lạm phát”, ông Cường nói.
Phải có các giải pháp ứng phó linh hoạt
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương, bối cảnh bây giờ đã khác xa rất nhiều so với thời điểm Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,0-6,5%; lạm phát dưới 4% (Nghị quyết 01/NQ-CP). Vì vậy, trong kỳ họp thứ ba khai mạc ngày 23/5/2022, Quốc hội cần có các quyết sách bảo đảm bằng được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát lạm phát, chứ không quá cứng nhắc chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cũng như lạm phát được đặt ra hồi đầu năm.
Ông Cung cho rằng, nhiều chính sách được ban hành đã không còn phù hợp trong bối cảnh mới vì khá lẻ tẻ, manh mún, chưa tạo ra sức mạnh thực sự để thay đổi, đặc biệt là giải ngân vốn đầu tưcông. Muốn thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,0-6,5%, thì cần có chính sách quyết liệt với đầu tư công.
“Phải tạo ra áp lực từ trên xuống, tạo ra sức ép từ dư luận xã hội mới có thể đẩy nhanh vốn đầu tư công là động lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng”, ông Cung đề xuất.
Trong khi nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại gói tài khóa, tiền tệ trị giá 350.000 tỷ đồng thực hiện theo Nghị quyết 43/2022/QH15 sẽ tác động rất mạnh đến lạm phát, thì chuyên gia kinh tế, PGS-TS. Ngô Trí Long cho rằng, gói hỗ trợ “lớn nhất lịch sử” hầu như không tác động đến lạm phát. Trong đó, với gói tài khóa (291.000 tỷ đồng, chiếm 83%), thì chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đã trị giá 49.400 tỷ đồng, không gây áp lực lên lạm phát, thậm chí còn góp phần làm giảm lạm phát do người tiêu dùng được mua hàng hóa, dịch vụ với giá rẻ hơn.
“Việc sử dụng 46.000 tỷ đồng để nhập khẩu vắc-xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tếphục vụ phòng, chống dịch Covid-19 cũng không gây ra lạm phát do không bơm tiền ra thị trường. Gói phát hành 38.400 tỷ đồng trái phiếu chính phủ cũng vậy vì hút tiền từ thị trường rồi bơm ra thị trường. Gói cấp bù lãi suất 2%/năm trị giá 40.000 tỷ đồng không chuyển trực tiếp cho doanh nghiệpvà bơm tiền ra thị trường nên không hề gây ra lạm phát”, ông Long phân tích, nhưng cũng lo ngại trước thực tế lạm phát gia tăng nằm ngoài yếu tố tài khóa, tiền tệ.
Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng nếu có tác động đến lạm phát, thì chỉ nằm ở cấu phần đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trị giá 113.550 tỷ đồng (gói đầu tư công), nhưng cũng không lớn. Vì vậy, ông Long ủng hộ quan điểm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay, tạo cơ sở để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2021-2025. “Gói đầu tư công nếu có tác động đến lạm phát, cũng không xuất phát từ yếu tố tiền tệ, mà do tăng đầu tư khiến nhu cầu nhiên liệu, vật liệu xây dựng tăng kéo theo giá cả những mặt hàng này tăng”, ông Long phân tích.
Theo ông Long, để hạn chế tối thiểu tác động của gói đầu tư phát triển tạo áp lực đẩy lạm phát tăng, thì cần có các giải pháp đảm bảo đủ nguồn cung, đặc biệt không để đứt gãy nguồn cung trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine chưa có hồi kết.
(责任编辑:World Cup)
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·TP. Hồ Chí Minh: 14 cá nhân, hộ kinh doanh trúng thưởng chương trình hóa đơn may mắn đợt II/2023
- ·Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện
- ·Cục Thuế Quảng Nam tăng cường kỷ cương nội bộ để quản lý thuế tốt hơn
- ·Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- ·Hải quan Hà Nội kiểm soát chặt tuyến hàng không để ngăn hàng lậu, hàng cấm
- ·Lạng Sơn: Thu nội địa 11 tháng vượt gần 12% dự toán trung ương giao năm 2023
- ·Đồng USD tăng, giá vàng lao dốc sau tuyên bố của Chủ tịch Fed
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Sản xuất công nghiệp tăng tốc ngay đầu năm: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·TP. Hồ Chí Minh: Đối thoại, tháo gỡ vướng mắc cho hơn 300 doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- ·Infographics: 10 cục hải quan tỉnh, thành phố thu ngân sách đạt 221.448 tỷ đồng
- ·Hải quan Hải Phòng tăng cường thực hiện quy định phòng chống tác hại của rượu, bia
- ·Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- ·Ngân hàng trả cổ tức tiền mặt: xu thế lâu dài hay chỉ tạm thời?
- ·Những hành khách Vietjet đầu tiên đến Úc theo đường bay TP.HCM
- ·Hải quan Đà Nẵng thu ngân sách đạt 3.363 tỷ đồng
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Năm 2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,02%