【vô địch quốc gia bolivia】Kết nối ngân hàng
Dư địa tăng trưởng tín dụng còn 1 triệu tỷ đồng,ếtnốingânhàvô địch quốc gia bolivia cần "chữa bệnh thừa tiền" cho ngân hàng Linh hoạt, kịp thời cung ứng vốn cho doanh nghiệp đúng thời điểm Lãi suất huy động giảm mạnh, dòng tiền vẫn “ùn ứ” tại ngân hàng |
Hội nghị Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh: H.D |
Tại Hội nghị Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội được tổ chức vào ngày 21/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, tín dụng là một lĩnh vực rất được quan tâm, đến ngày 15/9 tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 12,6 triệu tỷ đồng, tăng 5,56%.
Đặc biệt với TP Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, hiện đứng thứ 2 về dân số, đóng góp gần 20% GDP cả nước, đến cuối tháng 8/2023, dư nợ tín dụng trên địa bàn ước đạt trên 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 10,35% so với cuối 2022 (cao hơn mức tăng toàn quốc 5,56%, cao hơn mức tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng là 8,35%); quy mô tín dụng của thành phố đứng thứ hai toàn quốc, chỉ sau TPHCM.
8 tháng năm 2023, cơ cấu tín dụng của TP Hà Nội tập trung ở ngành thương mại dịch vụ, chiếm tỷ trọng cao nhất 67,4% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố, tăng 11,3%. Một số ngành dịch vụ có dư nợ lớn, mức tăng trưởng cao như ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; vận tải kho bãi; hoạt động dịch vụ khác..., đóng góp quan trọng cho mức tăng trưởng cao khu vực dịch vụ của thành phố. Tiếp đó là tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 30,8% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố, tăng 8,5%. Các tổ chức tín dụng cũng đã quan tâm, tập trung cung ứng tín dụng đối với một số dự án giao thông trọng điểm, quan trọng của Thủ đô với tổng hạn mức cấp tín dụng là 12.468 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng trên địa bàn TP Hà Nội là gần 39.000 tỷ đồng (chiếm hơn 32% tổng số dư gốc và lãi được cơ cấu toàn hệ thống) cho hơn 87.000 lượt khách hàng (chiếm hơn 70% tổng số lượt khách hàng toàn hệ thống). |
Mặc dù toàn ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp, song bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, việc cung ứng và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên cả nước cũng như địa bàn Hà Nội hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Theo bà Hà Thu Giang, trước bối cảnh các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế đã khiến nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng, tạo áp lực cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế lên ngành ngân hàng.
Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn thấp so với cùng kỳ các năm trước, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố khách quan như: cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng giảm; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác động từ khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm bất động sản; sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro bị đánh giá cao hơn, khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả; tổ chức tín dụng rất khó khăn trong quyết định cho vay do không hạ được chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.
Từ phía doanh nghiệp, bà Nguyễn Thu Hương, Tổng giám đốc Tập đoàn Nagakawa cho biết, thời gian qua, ngân hàng đã tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ giảm lãi suất theo đúng định hướng. Tuy nhiên, lãi suất thực tế dù đã giảm nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nên các ngân hàng cần tiếp tục xem xét, ban hành chính sách giảm, ưu đãi thêm lãi suất và sớm triển khai thực hiện để giúp đỡ doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phản ánh việc tiếp cận vay vốn ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó, thủ tục rườm rà và thời gian xem xét phê duyệt khoản vay khá dài. Do đó, các ngân hàng cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ để rút ngắn quy trình cũng như có các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu xếp thời gian trả nợ.
Về phía các ngân hàng, đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, đến ngày 31/8, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt gần 1,5 ngàn tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm.
Dù đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhưng tín dụng của Agribank vẫn tăng trưởng thấp so với cùng kỳ năm trước, do đó đại diện Agribank cho rằng, ngoài các giải pháp, chính sách từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ chính sách của các bộ, ngành, địa phương nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng; kích thích tổng cầu…
Theo bà Hà Thu Giang, trong thời gian tới để góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội, ngân hàng tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên. Song song với đó là thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng; kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận tín dụng, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp khác để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với cả khoản vay mới và dư nợ hiện hữu...
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·‘Điểm tên’ các công ty nợ thuế 100 tỷ đồng ở TP Cần Thơ, có 'đại gia’ xăng dầu
- ·Trách nhiệm thuộc về ai?
- ·Quy định cơ chế tài chính biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam
- ·Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- ·Cục Thuế Quảng Ninh siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ
- ·Ông Nguyễn Thiện Tuấn qua đời, lý do vợ chưa nhận hết cổ phiếu thừa kế
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Không tăng thuế GTGT lên mức 11
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2018 sẽ tổ chức vào cuối tháng 8
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Phó tổng biên tập VietnamPlus Nguyễn Hoàng Nhật: Công nghệ đã dẫn dắt báo chí
- ·Có Luật Thủ đô vẫn nhức nhối việc nhồi cao ốc vùng lõi
- ·Hỗ trợ 3.500 thôn, bản, ấp của xã khó khăn đạt tiêu chí nông thôn mới
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu có thể đạt 600 tỷ USD
- ·Hậu Giang tổ chức hội thảo ‘Liên kết chuỗi giá trị lúa gạo’
- ·Vĩnh Phúc: Tiết kiệm cho ngân sách 41,3 tỷ đồng qua thẩm định dự án
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Xốc lại kỷ luật, kỷ cương trong cổ phần hoá