【atlas đấu với tigres】Quản lý Nhà nước về đất đai: "Mất bò mới lo làm chuồng"
(CMO) Những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai thời gian qua đã khiến dư luận băn khoăn với nhiều câu hỏi. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan quản lý Nhà nước có bỏ qua những quy định cụ thể của Luật Đất đai năm 2013, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017? Hay vẫn còn tình trạng “sân sau”?
Gần như các dự án liên quan đến đất đai thời gian qua trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều vướng ở khâu giải phóng mặt bằng. Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, danh mục thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) được HĐND tỉnh chấp thuận 186 dự án với diện tích 2.247,2 ha đất để phát triển kinh tế - xã hội. Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, đến nay đã thu hồi đất, bồi thường GPMB hoàn thành 72 dự án, với diện tích 496 ha (chiếm 38,71% số lượng dự án); Đang thực hiện 81 dự án, diện tích 340 ha (chiếm 43,55% số lượng dự án); Chưa triển khai và dừng thực hiện 33 dự án, diện tích 411 ha (chiếm 17,74% số lượng dự án).
Ông Trần Văn Nghiêm, 83 tuổi, ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, mong muốn được Công ty TNHH Thiên Tân đền bù thoả đáng để giao đất cho dự án và sớm ổn định cuộc sống. |
Trong một dự án có quá nhiều phương án đền bù, không thống nhất giữa các phương án dẫn đến người dân khiếu nại, khiếu kiện. |
Đây là kết quả sự quyết tâm và nỗ lực thực hiện của các cấp, các ngành trong công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB tạo ra quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình, dự án để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, hạn chế dẫn đến các dự án chưa triển khai hoặc dừng thực hiện liên quan đến công tác khảo sát, thẩm định, xác định giá đất cụ thể, giá tài sản trên đất bồi thường mất nhiều thời gian, chưa phản ánh sát với giá thị trường; Phương án bồi thường GPMB thực hiện trong thời gian khá dài, từng thời điểm không còn phù hợp với thực tế, tạo sự không thống nhất trong cùng dự án, khu vực dẫn đến phát sinh trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi.
Nếu căn cứ vào những quy định theo Điều 17, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014, của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động thu hồi đất, bồi thường GPMB đất đai được cơ quan quản lý thực hiện theo quy trình thiếu hoặc ngược. Theo Điều 17, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất và ban hành thông báo thu hồi đất thì phải gửi đến từng người có đất bị thu hồi. Đồng thời, phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Đồng thời thực hiện ngay hoạt động kiểm đếm làm cơ sở xây dựng phương án bồi thường.
UBND xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, vận động, giáo dục, thuyết phục người dân... Người sử dụng đất phải có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tất cả hoạt động này đều phải được cơ quan chuyên môn phối hợp cùng chính quyền cơ sở thực hiện công khai, minh bạch với sự giám sát của người dân.
Theo quy định tại Điều 93, Luật Đất đai, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Nếu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả (0,05%/ngày). Nếu người có đất thu hồi không nhận tiền hồi thường, hỗ trợ thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc Nhà nước.
Quy định là vậy nhưng trên thực tế vẫn chưa có quy định chung về trình tự, thủ tục, biểu mẫu, phương thức lập phương án về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để các địa phương thực hiện thống nhất, đã qua việc thực hiện còn lúng túng, thiếu tính đồng bộ, chậm tiến độ. Việc bồi thường, GPMB một số chủ đầu tư thực hiện chưa đúng quy trình, thủ tục nên không đủ điều kiện để cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện biện pháp cưỡng chế thu hồi, nhất là các dự án có liên quan đến kinh doanh nhà ở, đất ở; Chủ đầu tư tự thoả thuận với dân về việc hỗ trợ thêm nên hồ sơ, thủ tục và cơ sở pháp lý để giải quyết về sau gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Một nguyên nhân hạn chế cũng khá phổ biến nhiều chủ đầu tư được giao dự án nhà ở nhưng không có năng lực tài chính, chuyên môn để GPMB thực hiện dự án, làm phát sinh tình trạng mặt bằng “da beo”.
Sau khi giám sát thực tế, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau Trần Ngọc Diệp trăn trở, để giải quyết căn cơ vấn đề này cần phải thống nhất cơ chế chung cho tất cả các dự án và thời gian có tính ổn định đối với những chính sách, quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời tăng cường công khai, minh bạch thông tin các dự án, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, hiểu, nắm được chính sách của Đảng, Nhà nước và tham gia góp ý kiến, giám sát đối với việc thực hiện các dự án tại địa phương theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và thụ hưởng”.
Theo kiến nghị của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề về sử dụng đất để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm Luật Đất đai. Đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm khắc, tạo cơ chế công khai, minh bạch trong quá trình thanh tra, xử lý sai phạm về đất đai. Đặc biệt, xử lý không có vùng cấm đối với các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai./.
Thanh Phương - Phúc Duy
Quy định hiện hành có 5 phương pháp xác định giá đất nhưng không bắt buộc áp dụng phương pháp nào. Các phương pháp khác nhau lại dẫn tới chênh lệch hàng chục lần giá trị cho một tài sản định giá. Do đó, có hiện tượng các cơ quan tuỳ tiện áp dụng phương pháp có lợi nhất để trục lợi, làm thất thoát ngân sách Nhà nước. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Phú Quốc sắp có khu vườn băng tuyết đặc biệt
- ·Hải quan Bình Dương: Đảm bảo thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp ngày nghỉ lễ
- ·Thu ngân sách hơn 42,6 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về hải quan
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Cục Thuế Nghệ An phấn đấu thu đạt tối thiểu 700 tỷ đồng trong tháng 5
- ·Hải quan Quảng Ninh thu ngân sách tăng 15%
- ·Hải quan Nghệ An: Mặt hàng khoáng sản xuất khẩu giảm tới 15 triệu USD
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Chính phủ đang cân nhắc hồi tố đối với hoạt động giao dịch liên kết
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Nỗ lực đưa Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn vào vận hành thương mại
- ·Đề xuất giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ
- ·Ngân hàng VIB tham gia phối hợp thu và triển khai nộp thuế điện tử 24/7
- ·Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- ·Ngày 10/12 sẽ khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Hà Nam: Công ty Xi măng Nội Thương bị cưỡng chế hơn 1,4 tỷ đồng tiền nợ thuế
- ·Mục tiêu lớn của Khuyến công Hà Nội trong năm 2018
- ·Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Tăng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho Cục Quản lý rủi ro về hải quan