【atlas đấu với tigres】Không chỉ là… thú chơi
Ngân Hà
BPO - Từ xa xưa,ỉlagravehellipthuacutechơatlas đấu với tigres bonsai được xem là thú chơi phổ biến với nhiều bậc cao niên và được ví là 1 trong 4 thú chơi nâng lên tầm nghệ thuật: “Nhất chữ, nhị tranh, tam sành, tứ kiểng” (thư pháp, tranh, gốm sứ và cây cảnh - bonsai). Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, cộng đồng theo đuổi bộ môn này đang chứng kiến một xu hướng trẻ hóa nghệ nhân. Bonsai có sức hút đặc biệt với giới trẻ vì không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo vô tận mà còn đem lại nguồn thu nhập ổn định.
THÚ CHƠI THỊNH HÀNH CỦA GEN Z
Khu vườn nhỏ với hàng ngàn chậu bonsai mini, siêu mini độc đáo như linh sam, hồng ngọc mai, mai chiếu thủy, sam hương… được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo của chàng thanh niên 21 tuổi Nguyễn Trọng Tú ở xã Tân Thành, thành phố Đồng Xoài. Điểm đặc biệt của khu vườn đó là các thế bonsai độc, lạ, không trùng lặp về hình khối cũng như kiểu dáng.
Bộ sưu tập bonsai của Nguyễn Trọng Tú khiến người xem không thể rời mắt bởi những cây bonsai, mini và siêu mini mang phong cách riêng của gen Z
Đam mê cây kiểng từ nhỏ, Tú thường mê mẩn nhiều giờ ngồi nhìn cha của mình chăm sóc, uốn nắn, cắt tỉa, tạo dáng, xử lý cho những gốc bonsai. Cha của Tú, ông Nguyễn Trọng Ân có hơn 30 năm gắn bó với nghề trồng bonsai, cũng đang sở hữu hàng trăm chậu bonsai đủ chủng loại, thế, dáng độc, lạ. Ông Ân bộc bạch: Để sưu tầm được những gốc bonsai độc, lạ, tôi đã lặn lội đi nhiều nơi tìm kiếm cây mới về trồng. Từ trồng cây, tôi dần yêu thích và say mê rồi gắn bó với nghề trồng cây cảnh lúc nào không hay. Thú chơi này cũng giúp gia đình tôi có thu nhập ổn định.
Những gốc bonsai với vẻ đẹp kỳ vĩ, thanh tao được tạo ra từ đôi bàn tay của cha chính là nguồn cảm hứng để Tú quyết định khởi nghiệp từ môn nghệ thuật này. Chiêm ngưỡng bộ sưu tập bonsai của Tú, người xem không thể rời mắt bởi những cây bonsai tí hon, mini và siêu mini với nhiều dáng, thế độc đáo mang phong cách riêng của gen Z. Chính tư duy mở của người trẻ đã mang đến sự mới lạ, phóng khoáng, lãng mạn trong từng gốc bonsai với đa dạng các thế cây hoành (nằm ngang), thế huyền (đổ xuống như thác đổ), thế bạt phong (gió thổi bạt về một phía nhưng cây vẫn hiên ngang đứng vững). Mỗi chủ đề Tú đều khéo léo tạo cho cây thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có bố cục chặt chẽ và chuyển tải một thông điệp, một triết lý nhân sinh rất riêng.
Một cây bonsai mini đẹp, giá trị cần người trồng có đôi tay khéo léo, đôi mắt nghệ thuật, sự tâm huyết, kỳ công, vì một gốc bonsai “độc” phải bảo đảm các yếu tố: cổ - kỳ - mỹ, nghĩa là phải già, kỳ dị, lạ và đẹp mắt. Cho nên, có cây chỉ cần vài tháng sẽ thành hình nhưng cũng có cây phải mất 3-5 năm, thậm chí 10 năm mới tạo được dáng, thế mong muốn. Giá trị của cây cũng sẽ tăng lên theo tuổi đời và sự kỳ công đó. Anh NGUYỄN TRỌNG TÚ ở xã Tân Thành, thành phố Đồng Xoài |
Đến nay gia tài của Tú là 1.000 cây bonsai mini, mỗi cây là một tác phẩm sống, biến thiên và không có điểm kết. Dưới bàn tay tài hoa của Tú, mỗi cọng rễ, lát cắt trên thân cây đều thể hiện tâm tư, tình cảm và sự hiểu biết mà bạn trẻ này gửi gắm. Ngoài những dáng căn bản như: dáng trực (thẳng), trực lắc, dáng huyền (dáng xiêu), dáng bay, dáng đổ đến bạt phong (gió lùa), đổ treo, dáng rừng, dáng thiên nhiên… đều được Tú kết hợp thêm với những bức tượng, đá để dáng cây thêm độc lạ, tự nhiên.
Nhìn những thân cây xù xì, thô ráp tưởng chừng vô tri, vô giác nhưng qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật sống động, chạm tới trái tim của người đam mê. “Chơi bonsai cũng như đồ cổ, cây càng lâu năm càng có giá trị. Nếu trước đây, việc theo đuổi thú chơi bonsai, cây cảnh khá tốn kém thì hiện nay, giá cả cũng phong phú hơn. Một cây bonsai có giá từ vài trăm ngàn đến hàng trăm triệu đồng. Tùy chủng loại mà bonsai có giá khác nhau. Để duy trì niềm đam mê, mỗi tháng em thu về khoảng 30-40 triệu đồng từ việc trao đổi, bán cây cho những người có cùng sở thích” - Tú cho biết.
KHÔNG GIỚI HẠN KINH TẾ SINH VẬT CẢNH
Phong trào phát triển sinh vật cảnh không chỉ dừng lại là thú vui tao nhã của những người đam mê mà còn là ngành kinh tế sinh thái có giá trị cao, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người. Mỗi tác phẩm sinh vật cảnh đều được xem là một tác phẩm nghệ thuật và là đứa con tinh thần thể hiện bàn tay, khối óc của người chơi. Kinh tế sinh vật cảnh còn được xem là “không giới hạn”, bởi giá của sinh vật cảnh luôn thay đổi và tùy thị hiếu người mua. Vì thế, số lượng người kinh doanh sinh vật cảnh trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Đến nay, toàn tỉnh có 530 hội viên là chủ các nhà vườn, trang trại, doanh nghiệp tham gia.
Dưới bàn tay tài hoa của Nguyễn Trọng Tú, mỗi cọng rễ, lát cắt trên thân cây đều thể hiện tâm tư, tình cảm và sự hiểu biết mà bạn trẻ này gửi gắm
Theo Nghị định số 52 của Chính phủ, sinh vật cảnh xếp trong danh mục 7 nghề nông thôn và đang được khuyến khích phát triển. Do đó, Hội Sinh vật cảnh Bình Phước đã thí điểm xây dựng các tổ hợp tác nuôi trồng và kinh doanh sinh vật cảnh kết hợp với bảo vệ nguồn gen các giống mai rừng bản địa. Ông Nguyễn Văn Vinh, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh huyện Phú Riềng chia sẻ: “Chúng tôi đang phát triển thành hội nghề nghiệp để không chỉ tạo việc làm ổn định, phát triển kinh tế hội viên bền vững mà còn là nơi giao lưu, tham quan lý tưởng của những người đam mê mai, sanh, si cổ thụ. Từ những định hướng của các tổ hoạt động nghề nghiệp, hứa hẹn sẽ trở thành khu du lịch sinh thái đa dạng về cây - chim - đá, tạo nên thương hiệu cho Bình Phước.
Người xưa thường nói: “Nuôi cá dưỡng tâm, nuôi chim dưỡng chí, nuôi cây dưỡng thần”. Thần ở đây là thần thái, cốt cách bởi chăm cây là cách để tạo ra phong thái riêng biệt. Với những người chơi bonsai, không có gì bằng những phút giây tĩnh lặng thả hồn theo cảm xúc của thiên nhiên, hoa cỏ được thu nhỏ trước sân nhà. Chơi bonsai không đơn thuần là thỏa mãn thị giác mà còn tìm đến sự giao thoa giữa lòng người với thiên nhiên.
Diện tích mảng xanh tại các đô thị lớn ngày càng thu hẹp, tìm đến cây xanh là cách để đến gần với thiên nhiên và giải tỏa áp lực trong cuộc sống đã không còn là sở thích riêng của bậc cao niên. Phát triển kinh tế sinh vật cảnh không chỉ giải quyết về kinh tế - văn hóa mà còn có vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống. Xuất phát từ nhu cầu sống xanh ngày càng cao của người dân, cây xanh đã dần len lỏi vào mọi vị trí trong đời sống, từ phòng bếp, phòng ăn, phòng làm việc đến phòng ngủ. Xu hướng sống gần gũi với thiên nhiên ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm nhằm cải thiện không gian sống.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Qatar
- ·Cao Bằng: Bêu tên 62 doanh nghiệp nợ 156 tỷ đồng tiền thuế
- ·Không thể thông quan phế liệu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Hơn 23.400 doanh nghiệp tham gia cơ chế một cửa
- ·Xây nhà máy chế biến titan tại Bình Thuận
- ·Hiểu sao cho đúng thông tin 'ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào'
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Một ngày phát hiện gần 10 tấn bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc
- ·Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- ·Hướng dẫn khấu trừ thuế TTĐB do cơ quan hải quan ấn định
- ·Thông cáo chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhà nước Qatar
- ·Cục Thuế Ninh Thuận phấn đấu “cán đích” sớm
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Phú Thọ: Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế
- ·Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hội kiến Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc
- ·21 ngân hàng phối hợp thu thuế điện tử và thông quan 24/7
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Mỹ công bố mức phá giá ống thép nhập từ Việt Nam