会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ lệ châu a】Mầm xanh trên đất đỏ!

【tỷ lệ châu a】Mầm xanh trên đất đỏ

时间:2025-01-29 07:50:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:103次

Với đặc điểm là đơn vị làm nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh trên địa bàn chiến lược biên giới,ầmxanhtrecircnđấtđỏtỷ lệ châu a vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nên công tác chăm sóc, giáo dục mầm non luôn được Binh đoàn 16 xem là nhiệm vụ quan trọng, tham gia xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới.

Vất vả “trồng người”

20 năm trước, vùng dự án Trung đoàn 726 nằm trên địa bàn 2 xã Quảng Trực và Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông vô cùng khó khăn. Điện, đường, trường, trạm đều không có. Người dân chủ yếu là đồng bào M’nông hay Tày, H’mông di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào, hầu như sống tách biệt với bên ngoài. Trẻ em được đến trường mầm non, mẫu giáo để học chỉ là ước mơ, là điều ít ai nghĩ đến, nhưng nay đã khác… Cô Roãn Thị Hồng Thắm, giáo viên Trường mầm non Sao Mai kể: “Các cô phải gõ cửa từng nhà để tuyên truyền, vận động đồng bào đưa con đến lớp, song khó nhất vẫn là duy trì sĩ số lớp. Nay thì khác rồi, bà con rất tin tưởng, nhiều phụ huynh còn xin chuyển con mình về Trường Sao Mai để học”.

Từ một công nhân nông trường cà phê thuộc Trung đoàn 726, vì tình yêu nghề giáo, mến trẻ và ước mơ nối nghiệp mẹ, Thắm đã viết đơn xin đơn vị cho đi học ngành sư phạm mầm non... Thấm thoắt đã 20 năm, cô gắn bó với trẻ em vùng núi cao, đất đỏ, biên giới này. Mục tiêu phấn đấu của cô là học xong chương trình đại học ngành mầm non.

Ngoài cô Thắm, có rất nhiều cô giáo mầm non ở các đơn vị xuất thân là công nhân cạo mủ cao su, công nhân nhận khoán được tuyển chọn, đào tạo chính quy để trở thành cô nuôi dạy trẻ của Binh đoàn 16. Đại úy Cao Thị Hiếu, giáo viên điểm trường Đội sản xuất 3, Trường mầm non Sao Mai, Trung đoàn 726 chia sẻ: “Khó khăn của các cô giáo ở đây là không biết tiếng đồng bào và nhiều cháu chưa nói thạo tiếng Việt. Chúng tôi phải học thêm ngôn ngữ của học trò, khi đã tìm hiểu rồi thì dạy song ngữ và kèm theo những bức tranh để các cháu dễ hiểu. Các cháu tiến bộ rất nhiều và các cô cũng có thêm kinh nghiệm”.

Cô và trò Trường mầm non Sao MaiTrung đoàn 726 (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đk Nông) trong tiết học khám phá thiên nhiên

Gieo tin, yêu nơi vùng khó

Nuôi dạy trẻ luôn là công việc nặng nhọc và đầy khó khăn, càng khó khăn hơn khi nuôi dạy trẻ ở vùng cao, biên giới. Các điểm trường mẫu giáo của Trung đoàn 726 phải phân tán ở 5 đội sản xuất, cách nhau từ 7-35km. Điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại chưa thuận tiện. Vào mùa mưa, thời tiết khắc nghiệt nên trẻ hay bị đau ốm; tình hình dịch bệnh phức tạp, kéo dài, giá nhu yếu phẩm phục vụ đời sống đắt đỏ... Song bằng tình yêu nghề, mến trẻ, các cô giáo vùng cao nơi đây đã có động lực vượt qua, trở thành điểm tựa của các gia đình công nhân của binh đoàn.

Trước đây, chưa có nhà trẻ, mẫu giáo, mỗi ngày đi rẫy, chúng tôi thường đưa con theo rất cực khổ mà để con ở nhà thì lo lắng không ai chăm, nhiều tai nạn nguy hiểm. 2 năm nay, có trường gửi con, chúng tôi yên tâm lao động, sản xuất. Các cháu được ăn uống, chăm sóc đầy đủ nên khỏe mạnh và rất lanh lợi. Gia đình rất yên tâm.

Anh Phan Văn Điệp, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông


15 năm qua, Trường mầm non Tuổi Ngọc, Trung đoàn 719 đã trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh ở các xã Bình Minh, Đường 10, Đắk Nhau, huyện Bù Đăng. Trường đang nuôi dạy 312 trẻ, trong đó có 112 trẻ DTTS, đang học ở 13 nhóm lớp bán trú. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp của trường đạt 100%, duy trì sĩ số đạt 99,5%. Trường có 29 cán bộ, giáo viên, 100% giáo viên đạt chuẩn, có 2 giáo viên dạy giỏi cấp bộ.

“Hoạt động của hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo thuộc Trung đoàn 719 đã tạo được sự tin tưởng tuyệt đối với nhân dân và đặc biệt giúp địa phương giải quyết những khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non vùng sâu, vùng đồng bào DTTS” - bà Vũ Thị Lê, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đường 10 nhận xét.

Đại tá Lại Văn Tuấn, Phó chủ nhiệm Chính trị Binh đoàn 16 kiểm tra cơ sở vật chất bếp ăn bán trú của Trường mầm non Tuổi Ngọc, xã Đường 10, huyện Bù Đăng

Vì lợi ích trăm năm…

Với nhiệm vụ của đội quân chiến đấu, đội quân công tác và lao động, sản xuất, Binh đoàn 16 đã, đang thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Để tiếp tục tạo niềm tin, động lực giúp người lao động yên tâm công tác, gắn bó xây dựng đơn vị, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn chiến lược Nam Tây Nguyên, binh đoàn xác định chăm lo sự nghiệp “trồng người” vẫn luôn là nhiệm vụ quan trọng, dành nhiều nguồn lực đầu tư.

Thượng tá Trịnh Xuân Hòa, Chính ủy Trung đoàn 719 cho biết: Nhờ sự quan tâm của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Binh đoàn 16, Trường mầm non Tuổi Ngọc tiếp tục được đầu tư hơn 5,7 tỷ đồng để xây dựng thêm 2 điểm trường mới ở các đội sản xuất, gồm 10 phòng học và các công trình phụ trợ, nhà ăn, nhà vệ sinh, giếng khoan với tổng diện tích 1.385m2tại 2 xã Đường 10 và Bình Minh.

Tương tự, năm học 2021-2022, Trường mầm non Sao Mai đứng chân trên địa bàn xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức cũng đã được đầu tư nâng cấp nhà ăn tại điểm trường chính. Tại điểm trường Đội sản xuất 4 đang xây mới 3 phòng học và các công trình phụ trợ. Dự kiến khi đưa vào hoạt động sẽ đón khoảng 50 trẻ, là con em người lao động của trung đoàn và nhân dân trong vùng dự án.

Trung tá Đỗ Văn Tráng, Chính ủy Trung đoàn 726 cho biết thêm: Ngoài sự hỗ trợ của cấp trên, Trung đoàn 726 còn trích quỹ phúc lợi, vận động cán bộ, chiến sĩ đơn vị hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho bếp ăn bán trú tại trường nhằm chăm sóc các cháu tốt hơn, giảm một phần chi phí cho các gia đình khó khăn. Chính quyền và nhân dân rất quan tâm ủng hộ đơn vị trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở địa phương còn rất nhiều khó khăn này.

Những năm qua, Binh đoàn 16 đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng nhà ở cho giáo viên và các trường mầm non, nuôi dạy gần 9.000 lượt trẻ là con em người lao động của đơn vị, đồng bào DTTS, nhân dân vùng biên giới. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn 2 tỉnh Bình Phước và Đắk Nông. Binh đoàn phấn đấu đến năm 2026 chuẩn hóa 100% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên, đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đạt chuẩn theo quy định ở tất cả đơn vị trong vùng dự án.

Thiếu tá Nguyễn Thị Oanh, Trợ lý Phụ nữ, Phòng Chính trị, Binh đoàn 16


Ngoài 5 trường mầm non, nhà trẻ đạt chuẩn quốc gia mức độ I với hơn 1.000 cháu, trong đó có gần 30% cháu người DTTS, Binh đoàn 16 hiện có 27 điểm trường, 43 nhóm lớp với hơn 100 cán bộ, giáo viên. Hằng năm, các trường mầm non, nhà trẻ của binh đoàn đều tổ chức và tích cực tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi, thi bé khỏe, bé ngoan cấp huyện, tỉnh và toàn quân. Nhiều giáo viên đã đạt thành tích cao, điển hình như cô Phạm Thị Vân, trường mầm non thuộc Trung đoàn 717 đạt giải ba hội thi giáo viên dạy giỏi toàn quân lần thứ V, cô Roãn Thị Ngọc Hảo, trường mầm non thuộc Trung đoàn 726 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen cho chuyên đề phổ cập tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
  • Bình Phước: Xe đầu kéo tông xe 5 chỗ, 1 người bị thương
  • Bộ Lao động đề xuất phương án nghỉ Tết và nghỉ Quốc khánh năm 2023
  • Google kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Giáo sư Tôn Thất Tùng
  • Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
  • Lộc Ninh: 320 phần quà tặng nạn nhân da cam, người khuyết tật
  • Thêm cơ hội chăm sóc SKSS cho phụ nữ
  • Hiệu quả nuôi cua, sò trong vuông tôm
推荐内容
  • BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
  • Nâng cao đời sống văn hoá cho Nhân dân
  • Chơn Thành: Nhiều suất học bổng tặng học sinh vượt khó, học tốt
  • Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID
  • Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất